15:25 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp công nghệ cao: Đã và sẽ được hưởng lợi tín dụng ưu đãi

Thứ bảy - 08/07/2017 12:01
Tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NN&PTNT), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức mới đây, đại diện các doanh nghiệp khẳng định, họ đang được hưởng lợi rất nhiều từ các chính sách cho vay ưu đãi, thủ tục đơn giản, thông thoáng của các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phát triển tốt.

Ngân hàng thương mại ủng hộ gói tín dụng 100.000 tỷ đồng

Ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh: Việc Chính phủ hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao và kèm theo đó là gói tín dụng 100.000 tỷ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao là một hướng đi đúng đắn và kịp thời.

“Chính phủ cam kết có một gói tín dụng hỗ trợ và việc 8 ngân hàng thương mại đồng tình ủng hộ chủ trương của Chính phủ, dành số tiền hơn 100 ngàn tỷ đồng để cho vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0.5%/năm đến 1.5%/năm so với các chương trình cho vay khác đã mang đến nhiều hy vọng cho doanh nghiệp cũng như người dân làm nông nghiệp công nghệ cao”, ông Môn khẳng định.

da va se duoc huong loi tin dung uu dai
Agribank tiên phong triển khai chương trình tín dụng ưu đãi với nguồn vốn tối thiểu 50 ngàn tỷ đồng phục vụ sản xuất "Nông nghiệp sạch”

Theo NHNN, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn trong thời gian gần đây đã được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế, NHNN cho biết, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đến cuối tháng 05/2017 đạt 1.148.070 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2016 (cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế 7,06%), chiếm tỷ trọng khoảng 19% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Bình quân trong 7 năm (2010 – 2016) tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 19,35%/năm.

Trong đó, một số ngân hàng có kết quả cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nổi bật như tại Ngân hàng TMCP Bắc Á đầu tư vào một số dự án lớn thuộc lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, chế biến gỗ, trồng rau và hoa trong nhà kính, bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao, rau củ quả chất lượng cao và lúa chất lượng cao như dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung tại xã Nghĩa Đàn, Nghệ An; Ngân hàng TMCP Ngoại thương đầu tư vào các dự án sản xuất trứng sạch, lợn giống và chăn nuôi lợn, thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã đưa ra gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi với lãi suất giảm từ 0,5 - 1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường đối với các chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Chính sách tín dụng tạo cú hích cho doanh nghiệp

Tại Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp khẳng định, họ đang được hưởng lợi rất nhiều từ các chính sách cho vay ưu đãi, thủ tục đơn giản, thông thoáng của các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phát triển tốt. Bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Ba Huân cho biết, chính sách tín dụng không chỉ tạo ra cú hích cho Ba Huân, mà còn làm cho hàng ngàn lao động, hàng ngàn hộ gia đình nông dân có được công ăn việc làm, thu nhập ổn định.

Trong khi đó, ông Đào Mạnh Lương, Tổng giám đốc tập đoàn Austfeed Vietnam, một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Úc trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, nhấn mạnh, những ưu đãi về tín dụng của ngành Ngân hàng đối với Austfeed đã giúp công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn vừa qua và giữ vững phát triển trong bối cảnh thị trường dư thừa thịt lợn và các sản phẩm từ lợn.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nông nghiệp công nghệ cao muốn đạt hiệu quả vẫn phải có thị trường tiêu thụ và đạt giá thành cao. “Nông nghiệp công nghệ cao là một phương thức sản xuất chứ không phải mô hình kinh tế, nó phải gắn liền với chuỗi giá trị mới gọi là nông nghiệp công nghệ cao. Vậy nên, nông nghiệp công nghệ cao đầu tư tới 3.000 – 4.000 tỷ đồng mà không có thị trường sẽ trở thành gánh nặng cho các ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư” – ông Lê Thành - Viện trưởng Viện kinh tế nông nghiệp hữu cơ, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Kết nối xanh chia sẻ.

Để hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối, nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng nông sản nói chung, nông nghiệp công nghệ cao nói riêng, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng nhiều chính sách về tín dụng, hạ tầng thương mại, đất đai, thuế, sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thương mại nông thôn…để khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Phương Linh/ Lao Động Thủ Đô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp, việt nam

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 176

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 175


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1205694

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72888403