06:23 EDT Chủ nhật, 06/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp công nghệ cao: Tài sản lớn nhưng không được thế chấp

Thứ hai - 21/08/2017 00:04
Gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho nông nghiệp công nghệ cao đã mang lại nhiều kỳ vọng cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Thế nhưng, khi tiếp cận dòng vốn, doanh nghiệp gặp nhiều “rào cản”, đặc biệt về tài sản thế chấp.

Giám đốc Công ty Đà Lạt GAP - chuyên sản xuất rau sạch theo công nghệ cao Lê Văn Cường cho biết, đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cần số vốn rất lớn, có thể lên tới hàng chục tỷ đồng mỗi ha nên doanh nghiệp buộc phải vay vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp vướng mắc ở tài sản thế chấp cho khoản vay, bởi các công trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp chủ yếu là thuê đất của nhiều hộ nông dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn do từng chủ hộ nắm giữ nên doanh nghiệp cũng không thể đem thế chấp quyền sử dụng đất.

Nông nghiệp công nghệ cao là lĩnh vực mới nên việc thẩm định, phân tích rủi ro vẫn có khó khăn, phức tạp nhất định so với việc cho vay thông thường. Theo Tổng Thư ký Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam Đào Huy Giám, việc xác định tài sản thế chấp trong nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều lúng túng.

Chẳng hạn, nhà kính trên dự án thì giá trị rất cao, nhưng khi tháo rời lại không có nhiều giá trị. Ngoài ra, khái niệm về nông nghiệp công nghệ cao, tiêu chí đánh giá dự án, quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao vẫn còn nhiều điểm cần làm rõ.

Hiện nay, tiêu chuẩn doanh nghiệp công nghệ cao đã có, nhưng quá trình phê duyệt còn chậm nên mới chỉ một số doanh nghiệp được xác nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Số doanh nghiệp này cũng chỉ tập trung ở một vài địa phương.

Các bộ, ngành liên quan cũng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc quyền sở hữu đất, nhà kính có được phép làm vật thế chấp hay không? Các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ nghiên cứu sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, hướng dẫn chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp trong đó bao gồm tài sản hình thành trên đất của các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng.

Về phía ngân hàng, theo phân tích của TS. Bùi Quang Tín, Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, các ngân hàng đang hướng đến mục tiêu tuân thủ Basel 2, trong đó có các chuẩn mực quản trị rủi ro. Vì vậy quy trình cho vay phải chặt chẽ, thận trọng hơn.

Ngân hàng cần có tài sản thế chấp của doanh nghiệp để bảo đảm an toàn cho khoản vay. Tuy nhiên, ngoài việc căn cứ vào dòng tiền hồ sơ kế toán, ngân hàng nên căn cứ vào hoạt động kinh doanh chính thức. Có thể coi tài sản thế chấp chính là các hợp đồng kinh doanh, uy tín của người lãnh đạo, thị trường, thị phần của doanh nghiệp.

TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường Đào tạo BIDV cũng cho rằng, các ngân hàng nên chú trọng những giá trị tài sản khác như hợp đồng vay vốn, hợp đồng kinh doanh uy tín của lãnh đạo, doanh nghiệp, lịch sử kinh doanh, khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với hợp đồng vay vốn.

Khi đó, tài sản thế chấp sẽ ở vị trí thứ yếu. “Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi ngân hàng Việt Nam phải có đủ khả năng đánh giá, thẩm định tài sản thế chấp đó”, TS. Bùi Quang Tín nói. Còn phía doanh nghiệp, cũng cần lập dự án khả thi, tiếp cận thị trường, tìm kiếm hợp đồng để thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh phát triển.

Theo daibieunhandan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 265


Hôm nayHôm nay : 34061

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 260096

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68907712