11:17 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp công nghệ cao gắn với an toàn thực phẩm

Chủ nhật - 21/05/2017 03:51
Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã có khoảng 72.430 m2 nhà lưới, 11.000 m2 nhà kính để sản xuất rau, hoa cao cấp; 5.000 m2 sản xuất khoai tây giống nuôi cấy mô; ...

Nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Đông - Bắc của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh có lợi thế về lưu thông sản phẩm với các thị trường lớn để phát triển nông nghiệp.

Phân loại chất lượng sản phẩm trứng gà trước khi đóng gói tại nhà máy của Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển chăn nuôi gia công (Tập đoàn Dabaco). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Xác định được thế mạnh này, tỉnh Bắc Ninh đã huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao.

Đồng thời, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao, gắn với an toàn thực phẩm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh, trong lĩnh vực trồng trọt, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi, nhất là các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, công nghệ nhà lưới, nhà kính, tưới tự động.

Bước đầu tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung quy mô lớn, cho hiệu quả kinh tế hàng trăm triệu đồng/ha/năm, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác.

Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã có khoảng 72.430 m2 nhà lưới, 11.000 m2 nhà kính để sản xuất rau, hoa cao cấp; 5.000 m2 sản xuất khoai tây giống nuôi cấy mô; gần 2.000 m2 sản xuất hoa lan nuôi cấy mô; 6 cơ sở sản xuất lúa và rau VietGAP với tổng diện tích khoảng 90 ha.

Bên cạnh đó, cơ giới hóa sản xuất được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ trên tất cả các khâu đã góp phần giảm công lao động, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế. Diện tích lúa năng suất, chất lượng cao chiếm trên 50% diện tích gieo cấy của toàn tỉnh.

Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Dabaco - Nguyễn Khắc Thảo cho biết, công ty đã đầu tư phát triển các sản phẩm trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP, các sản phẩm chính gồm: ổi, lê với sản lượng mỗi năm đạt gần 140 tấn.

Ngoài ra, công ty còn có 3 ha rau an toàn gồm cà chua, su hào, bắp cải, rau cải, tía tô… Tất cả đều được trồng trong nhà kính và đầu tư hệ thống tưới, bón phân tự động.

Mới đây, công ty cũng đã đưa công nghệ mới vào canh tác nhiều loại cây trồng như rau, cây ăn quả, rau gia vị… trên diện tích 25 ha cùng quy trình VietGAP. Bên cạnh đó, nhân lực tham gia đều được tập huấn về kỹ thuật trồng trọt VietGAP, tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục, phân khu trồng, ghi chép nhật ký để phục vụ truy xuất nguồn gốc.

Nhờ đó, nhiều sản phẩm trồng trọt của Dabaco được bao tiêu tại các hệ thống siêu thị của Bắc Ninh và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch của Dabaco.

Nguồn sản phẩm này cũng phục vụ chính hệ thống bếp ăn của tập đoàn và các siêu thị, trường học trên địa bàn huyện Tiên Du. Đặc biệt, Dabaco cũng đã ký kết hợp đồng xuất khẩu tía tô sang thị trường Nhật Bản.

Đây là tín hiệu thành công bước đầu để công ty tiếp tục mở rộng diện tích nhà màng trồng tía tô và rau an toàn.

Song hành cùng ngành trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi cũng được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quan tâm đầu tư, nhất là chăn nuôi công nghệ cao.

Đến nay, tỉnh có 42 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ chuồng kín, xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể bioga, chế phẩm sinh học.

Trong đó, có 5 cơ sở chăn nuôi đã thực hiện tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất; 4 cơ sở chăn nuôi ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn giống.

Đi đầu trong lĩnh vực chăn nuôi là Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam với 6 doanh nghiệp chăn nuôi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao tiếp tục được các cơ sở giống trên địa bàn tỉnh tạo ra và đưa vào sản xuất cho hiệu quả cao như giống lợn ngoại lai 3, 4 máu; giống gà nòi chân vàng, gà nòi chân đen, gà Tân hồ....

Đặc biệt, Công ty TNHH lLn giống hạt nhân Dabaco đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Công nghệ sinh học để ứng dụng công nghệ gen phân tử phục vụ cho công tác chọn lọc và nhân giống gia súc, gia cầm chất lượng cao.

Tuy nhiên, các mô hình, dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Bắc Ninh chưa nhiều, đồng thời kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn sản xuất.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, bà Trần Thị Hòa, hiện nay, Bắc Ninh đang tập trung phát triển nông nghiệp năng suất, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Đồng thời, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng tích cực các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới; phát triển nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch.

Đặc biệt, tỉnh chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thị trường Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Đồng thời, coi nông nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh cũng đang tập trung triển khai nhiều đề án, mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong đó, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ nông dân xây dựng 8 mô hình, đưa hiệu quả sản xuất rau, hoa đạt từ 150 triệu đến một tỷ đồng/ha/năm.

Ngoài ra, triển khai dự án khu thực nghiệm nông nghiệp hiện đại, từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ven đô thị theo hướng sinh thái.

Giai đoạn từ nay đến năm 2020, Bắc Ninh sẽ xây dựng hàng chục mô hình trồng rau an toàn, trồng lúa, hoa cao cấp; xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao đem lại giá trị kinh tế cao và bền vững trên diện tích canh tác, từ đó nhân rộng các mô hình thành công đối với người nông dân.

Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn và giá trị gia tăng cao.

Đồng thời, xây dựng các vùng sản xuất tập trung, quy mô nhằm tạo điều kiện đưa cơ giới hoá vào sản xuất và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258


Hôm nayHôm nay : 51206

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 370909

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73417880