04:35 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông sản và kế sách lâu dài

Chủ nhật - 13/07/2014 00:23
Về việc có người cho rằng nếu mỗi người Việt Nam ăn mấy lạng thì quả vải của chúng ta đã không thừa ế, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho rằng, đó chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể là kế sách lâu dài cho nông sản Việt. Theo ông Tuấn, chúng ta không nên từ bỏ hoàn toàn thị trường Trung Quốc, nhưng rõ ràng, đã đến lúc ta phải tìm thêm những thị trường mới. Mở rộng thị trường xuất khẩu lúc này là rất cấp bách. Nếu ta không tìm được thị trường mới thì cũng khó thuyết phục được người dân và doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất, hoặc áp dụng công nghệ mới.
 
"Lối thoát quan trọng cho nông sản Việt là xuất khẩu, bởi chúng ta có lợi thế so sánh về nông sản và giới hạn của thị trường trong nước. Đã đến lúc ta phải thay đổi, cần chính thức hóa các kênh xuất khẩu nông sản, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch. Có như vậy những can thiệp của Nhà nước mới hiệu quả. Chỉ khi hai quốc gia có những thỏa thuận chính thức thì mới tránh được những cú sốc cung - cầu cho bà con nông dân”, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Phó viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp, nông thôn khẳng định trong cuộc trò chuyện với PV Đại Đoàn Kết.
 
Rộng lớn nhưng đầy bất trắc
 
PV: Liên tục trong thời gian qua, câu chuyện nông sản Việt gặp nhiều bất lợi, rủi ro khi bước vào thị trường Trung Quốc khiến nông dân ở nhiều vùng lao đao. Với tư cách là Phó viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp, nông thôn, ông đánh giá như thế nào về thị trường này?
 
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Chúng ta đang phải thừa nhận một thực tế, Trung Quốc hiện đang là thị trường lớn của nông sản Việt Nam. Đó là một thị trường đầy tiềm năng vì dân số của Trung Quốc rất đông, sức tiêu thụ cao cùng với sự tăng trưởng về kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường ẩn chứa rất nhiều rủi ro, bất trắc của nhiều ngành không riêng gì nông sản.
 
Thưa ông, sự bất trắc đó là do ta chủ yếu xuất khẩu thông qua đường tiểu ngạch?
 
- Đúng vậy. Thực trạng xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng mang lại rủi ro lớn cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chỉ muốn nhập khẩu tiểu ngạch vì thủ tục đơn giản, chi phí thấp và giá rẻ. Tuy nhiên, khi xuất qua đường tiểu ngạch mình không có thông tin chính thức, không quản lý được, không điều phối được. Điều đó rất nguy hiểm.
 
Vậy làm cách nào để nông sản Việt Nam không quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, thưa ông?
 
- Chúng ta phải coi đây chính là cơ hội. Cơ hội để làm lại thị trường. Đã đến lúc ta phải thay đổi, cần chính thức hóa các kênh xuất khẩu nông sản, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch. Có như vậy những can thiệp của Nhà nước mới hiệu quả. Chỉ khi hai quốc gia có những thỏa thuận chính thức, thì mới tránh được những cú sốc cung, cầu cho bà con nông dân. Thường khi thấy thị trường có tín hiệu, bà con nông dân tranh thủ ào lên trồng cấy các loại nông sản. Những cú ào lên như thế có tác động đến thị trường trong nước và thế giới. Bởi vậy, chúng ta cứ thấy nông sản Việt lặp đi lặp lại những câu chuyện muôn thuở: Được mùa mất giá, cung - cầu không gặp nhau… Tuy nhiên, đứng về phía quản lý nhà nước, nhiều cái người nông dân đã trồng và có khả năng cạnh tranh thì chúng ta phải tìm lối thoát cho họ. Lối thoát quan trọng cho nông sản Việt là xuất khẩu, bởi ta có lợi thế so sánh về nông sản và giới hạn của thị trường trong nước. Ví dụ, như quả vải muốn đưa vào trong thị trường miền Nam thì cũng chỉ có thể đưa được một lượng vừa phải, vì trong Nam cũng đang là mùa chôm chôm. Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải tháo gỡ được thị trường xuất khẩu. 
 
Xây dựng chuỗi giá trị nông sản
 
Vậy còn lối thoát cho nông sản Việt chính là các siêu thị ngay tại trong nước thì sao, thưa ông? 
 
- Đó cũng là một hướng. Lâu nay chúng ta thấy nông sản Việt vào siêu thị rất ít, đơn giản bởi người nông dân riêng lẻ rất khó có thể thiết lập quan hệ hợp đồng với các siêu thị. Phải thông qua các doanh nghiệp hoặc ít nhất là hợp tác xã. 
 
Nền nông nghiệp Việt Nam buộc phải thay đổi mạnh mẽ, phải thực hiện các bước đi cần thiết để tăng tính cạnh tranh, tăng tính tự chủ, độc lập. Để làm được điều này, trước tiên Việt Nam phải xây dựng được một nền sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư công nghệ bảo quản, tăng cường chế biến sâu để thích ứng với nhiều thị trường xuất khẩu khác nhau. Nông dân phải liên kết lại với nhau. Các doanh nghiệp cũng phải liên kết lại tạo thành những kênh phân phối chính thức cho các siêu thị. Việc nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm còn giúp sản phẩm hàng hóa của ta dễ dàng xâm nhập được các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…
 
 
Trái thanh long đang tích cực tìm kiếm thị trường mới
 
Những cảnh báo thiếu thực tế 
 
Ở trên ông có nhắc đến những cuộc "ào lên” của bà con nông dân tác động đến thị trường, vậy vai trò của các cấp quản lý ở đâu, thưa ông?
 
- Câu chuyện định hướng cho người dân trồng cây gì thực ra vẫn có, nhưng nông dân có ruộng không thể bắt buộc người ta nuôi con gì, trồng cây gì. Cơ chế thị trường, đất giao cho dân thì quyền quyết định là của họ. Tuy vậy, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng nhiều cảnh báo của nhà nước còn thiếu tính thực tế. 
 
Với câu chuyện Trung Quốc không nhập vải thiều của Việt Nam, có ý kiến cho rằng, chỉ cần 90 triệu người Việt mỗi người ăn vài lạng thì tình thế sẽ trở nên sáng sủa. Ông có đồng tình với quan điểm này? 
 
- Tôi cho rằng, đó chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể là kế sách lâu dài cho nông sản Việt. Ở đây, tôi muốn nhắc lại bài học của Philippines. Chuyện này xảy ra cách đây vài năm, cũng xuất phát từ những căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Khi ấy, Trung Quốc đột ngột cấm nhập khẩu chuối của Philippines. Ngay lập tức Philippines tìm thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ… thay thế. Bước đầu họ gặp rất nhiều khó khăn do các thị trường này đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao hơn thị trường Trung Quốc, ngành sản xuất chuối của Philippines thích ứng bằng cách tập trung vào chất lượng. Kết quả cho thấy, không những Philippines xuất khẩu được nhiều chuối hơn, mà giá còn cao hơn, đem lại thu nhập lớn hơn nhiều so với xuất khẩu sang Trung Quốc.
 
 Trở lại với nông sản Việt Nam, theo tôi, chúng ta không nên từ bỏ hoàn toàn thị trường Trung Quốc. Nhưng rõ ràng, đã đến lúc chúng ta phải tìm thêm những thị trường mới. Mở rộng thị trường xuất khẩu lúc này là rất cấp bách. Ta không sợ thừa cung mà chỉ sợ không tìm được cầu. Thị trường ở các nước vẫn còn nhiều cơ hội. Chỉ có vấn đề là tìm được đúng thị trường, đưa ra mức giá cạnh tranh, giải quyết được những cơ chế để xuất khẩu.
 
Khi phát triển được thị trường thì mới quay lại được vấn đề trong nước, xây dựng các định hướng dài hạn và thông tin rõ ràng cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân nên trồng loại cây gì, phục vụ cho thị trường nào… để sản xuất những loại nông sản đáp ứng thị trường đó. Chứ nếu ta không tìm được thị trường mới thì cũng khó thuyết phục được người dân và doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất, hoặc áp dụng công nghệ mới. Trong khi đó, người dân thấy tín hiệu thị trường thì vẫn cứ ào lên trồng một loại nông sản, nguy cơ dư thừa không biết đổ đi đâu là chuyện rất dễ xảy ra. 
 
Nhưng có một thực tế nông sản Việt thường "thua”, thậm chí thua ngay trên sân nhà, vì chúng ta không chú ý đến vấn đề bảo quản, chế biến, thưa ông?
 
- Thị trường nông sản thường có những bất ổn trong ngắn hạn, vì thường là thời vụ, theo mùa. Muốn tránh được điều này không có lựa chọn nào tốt hơn là phát triển được việc chế biến, bảo quản nông sản. Ví dụ, như quả vải rộ lên trong vòng một tháng, nếu làm được việc bảo quản tốt, ta hoàn toàn có thể cung cấp vải cho thị trường quanh năm, với giá cả phù hợp. Hiện nay, công nghệ bảo quản tế bào sống của Nhật hoàn toàn làm được việc này. Vấn đề là chúng ta phải tạo thủ tục thuận lợi, nhanh chóng nhập khẩu và thích nghi công nghệ mới.
 
Điều này lại đụng đến những biện pháp hỗ trợ thị trường, hỗ trợ người nông dân từ phía Chính phủ, bởi công nghệ tiên tiến thế giới đã có nhưng giá thành có lẽ chưa phù hợp với số đông nông dân Việt Nam, thưa ông?
 
- Đúng vậy. Không thể để người dân "tự bơi” trong vấn đề này. Nhà nước cần cử các đoàn khảo sát thực tế và nghiên cứu kinh nghiệm nước bạn. Nhập khẩu công nghệ gì, theo hình thức nào, Nhà nước hỗ trợ về vốn vay, lãi suất cho đơn vị nhập khẩu, đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu… Tất cả cái đó cần được tính đến. Như câu chuyện xuất khẩu cá ngừ sang Nhật mới đây, chúng ta phải chấp nhận những yêu cầu khắt khe từ thị trường Nhật ngay từ khâu chế biến. Ta phải học hỏi ngay kinh nghiệm từ các chuyên gia Nhật Bản. Nông sản cũng vậy. Giá thành ban đầu có thể bị đội lên nhưng bù lại, khi đạt được những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm chúng ta có thể hướng đến xuất khẩu vào những thị trường khó tính hơn, mang lại giá trị gia tăng lớn hơn. Đó cũng là hướng đi chiến lược về lâu dài để nông sản Việt không phải lệ thuộc vào bất cứ thị trường nào. Song song với đó, Nhà nước cần tạo điều kiện khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ công nghệ trong nước, làm sao để có công nghệ phù hợp với từng thị trường mà mình đang nhắm tới. 
 
Trân trọng cảm ơn ông!
 
Nguyễn Thanh Bình (thực hiện) - Ảnh: Vũ Quân
Nguồn daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thị trường

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213


Hôm nayHôm nay : 49267

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1306748

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74353719