07:09 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông thôn mới và chuyện lạm thu: Hãy nghe tiếng giọt mồ hôi của dân

Thứ sáu - 11/07/2014 00:04
Sau vụ thu hoạch, người dân ở một số làng quê Hà Tĩnh phải ngậm ngùi bán lúa, lợn, vay tiền của người thân, gom tiền của con cái nơi xa để đóng quỹ, phí...
 

Ngoài các khoản thu theo quy định, người dân còn phải đóng những khoản hết sức vô lý như: Quỹ phụ cấp cán bộ đoàn thể 15.000đồng/khẩu và 15.000đồng/sào; phí máy cày, máy tuốt lúa, phí nuôi vịt, quỹ xây dựng trường chuẩn quốc gia... Một số địa phương còn thông qua Hội đồng Nhân dân xã ấn định mức thu đối với từng hộ, từng khẩu, từng sào ruộng, từng loại vật nuôi…

Người dân huyện Can Lộc phản ánh, với mức nộp trung bình 1,5 đến 2 triệu đồng/hộ đợt 1 vào cuối vụ xuân, còn đến đợt 2 vào vụ hè thu, xóm và HTX lại “đè” thu vào khẩu, đầu sào. Hộ gia đình nào đóng chậm sẽ bị đọc tên trên loa phóng thanh nhắc nhở, khổ nhất là họ cứ “nhè” vào trước bữa ăn trưa hay chiều mà đốc thúc. Hộ nào không chịu đóng thì lúc đi làm giấy tờ sẽ bị cán bộ gây khó nhiều lần.

Chuyện “Phù thu, lạm bổ” ở nông thôn đã được cảnh báo rất nhiều trên báo chí và thực tế. Thái Bình những năm 1997 về trước, vì nóng vội xây dựng điện, đường, trường, trạm, thông tin, nước sạch…chính quyền cơ sở đã áp đặt các khoản thu, rồi thu nhiều, thu gấp, cùng với việc sử dụng chệch mục tiêu, thiếu minh bạch, công khai, có nơi cán bộ lợi dụng tham ô…; đã dẫn đến hậu quả khiếu kiện, gây mất ổn định chính trị diện rộng, kéo dài; mất cán bộ, đảng viên, mất cả phong trào và niềm tin.

Có nhiều bài học được rút ra từ thực tế, nhưng có hai điều ít được “mổ xẻ”, phê phán nên tới bây giờ, nhiều địa phương vẫn vấp phải: Không ít cán bộ còn tư duy “làm lý trưởng phải để lại cho dân cái đình làng” nên say bệnh thành tích.

Và những khoản đóng góp xã hội, thu trên đầu sào là sai! Bởi đất đai là tư liệu sản xuất, mà tư liệu sản xuất chỉ có 2 khoản thu theo quy định là thuế giá trị gia tăng và thu khấu hao tài sản. Nhưng hiện tại, không ít địa phương vẫn áp đặt kiểu thu này?

Vì sao, vì làm như vậy, chính quyền dễ thu hơn, cán bộ cũng “nhàn” hơn, không phải đi từng ngõ, vận động từng nhà. Còn người dân? Họ biết là vô lý, nhưng vì thiếu hiểu biết pháp luật nên “nhắm mắt” đóng, mà bụng bất an. 

Xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng lâu dài, với nhiều bước đi và phương pháp. “Chính trị cốt ở ít việc”. Dù còn lắm khó khăn, nhưng cây đời vẫn sinh động, những bản nhạc đời vẫn ngân với ngàn vạn âm thanh.

Ai, có nghe thấy tiếng kêu của người yếu thế. Ai, có nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi? Và ai có dám nghĩ rằng, giữ mãi việc “lạm thu” thì đôi tay người nông dân sẽ mỏi…, và khi đó, nông thôn, nông nghiệp cũng mất cả màu xanh.

Bảo Hoàng
Nguồn danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 269


Hôm nayHôm nay : 44365

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 958924

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71186239