21:26 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nữ trưởng thôn “nói được, làm được”

Thứ ba - 08/03/2016 07:52
44 tuổi đời, 25 năm kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực trong thôn, chị Thị Ngân (dân tộc Mơnông, thôn Đắk Liên, xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng) đã giúp đồng bào nơi đây thay đổi cách nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu.

 Chị Ngân làm Chi hội trưởng phụ nữ thôn từ năm 1992, rồi kiêm thêm Chi hội trưởng Chi hội nông dân, sau đó làm Trưởng thôn từ năm 2009. Năm 2014, chị Ngân vinh dự là cá nhân tiêu biểu của tỉnh tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII, chị được tín nhiệm hiệp thương làm Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VIII (nhiệm kỳ 2014-2019). Người dân nơi đây đã quen với hình ảnh chị Ngân chẳng kể đêm hôm mưa gió, với chiếc gậy tre và cây đèn pin đi giải quyết chuyện to, chuyện nhỏ trong thôn.

Chị Thị Ngân hướng dẫn ông Điểu Klốt cách phòng trừ sâu bệnh trên cây cà phê

Thôn Đắk Liên có 272 hộ dân nhưng hơn 75% đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mơnông, S’tiêng, Khơme. Khi thôn xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp..., chị lại đóng vai trò là tổ trưởng tổ hòa giải, giải quyết những xích mích từ cơ sở, tránh mất đoàn kết trong thôn. Chị Ngân kể: “Có lần thấy 2 nhóm thanh niên cầm dao, rựa định giải quyết mâu thuẫn. Dân làng sợ dao, rựa không có mắt nên không ai dám ngăn cản. Biết tin, tôi đến nơi, đứng giữa 2 nhóm thanh niên, nhẹ nhàng khuyên: chém nhau, người bị thương, người đi tù, ba mẹ là khổ nhất, vừa mất con vừa mang tiếng xấu với xóm làng”. Sự khéo léo, nhẹ nhàng và tình cảm của chị đã cảm hóa những thanh niên hay tụ tập ăn chơi trở về với nương rẫy, tham gia tổ chức đoàn thanh niên. “Mình là trưởng thôn nhưng phải biết phối hợp với các đoàn thể thì mới giải quyết tốt mọi việc” - chị Ngân nói. Khi chị mới được bầu làm trưởng thôn, người dân phần đông ủng hộ nhưng cũng có người chưa tin. Họ bảo “Đàn ông đâu hết mà bầu phụ nữ, sao làm được”. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, chính người đó đã nói “Tưởng làm không được, hóa ra lại làm được hơn cả đàn ông”.

MUỐN ĐỒNG BÀO NGHE THÌ PHẢI BIẾT TIẾNG DÂN TỘC

Chị Ngân còn tự học ngôn ngữ của các đồng bào dân tộc khác trong thôn. Từ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, vận động người dân bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND ba cấp vào tháng 5-2016, cho đến vận động tiêm chủng cho trẻ em, tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc... trên loa (đặt tại nhà văn hóa cộng đồng), chị đều dịch ra nhiều thứ tiếng để bà con hiểu.

Bà Ngô Huệ Mai ở thôn Đắk Liên cho biết: “Trước đây, chủ yếu nam giới làm trưởng thôn, chị Thị Ngân là phụ nữ đầu tiên trong thôn làm nhiệm vụ này. Phụ nữ làm trưởng thôn có một số thuận lợi hơn nam giới là dễ gần gũi với mọi người, vì vậy tuyên truyền mang lại hiệu quả cao hơn. Chị Ngân kiên nhẫn lắng nghe và giải quyết các vụ việc mâu thuẫn nên làng xóm yên bình hơn, ít phải đưa ra giải quyết bằng pháp luật. Chị là người nói được, làm được!”. Anh Hà Công Huân ở cùng thôn Đắk Liên tiếp lời: “Chị trưởng thôn rất quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ người dân. Vợ chồng tôi làm thuê kiếm sống qua ngày, thiếu thốn mọi bề. Chị Ngân đã bảo lãnh cho tôi vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để đào giếng có nước sinh hoạt”.

Dù bận rộn nhưng chị Thị Ngân (ngoài cùng bên phải) luôn vui vẻ vì được người dân trong thôn, xã tin tưởng







Chị Ngân chia sẻ: “Đối với đồng bào Mơnông, phụ nữ đóng vai trò trụ cột kinh tế của gia đình. Làm rẫy, quán xuyến việc nhà đều do phụ nữ đảm đương cả nên mình bận việc làng xóm cũng có lúc trễ việc nhà. Tuy nhiên, là đảng viên nên mình phải đi đầu, dân tin tưởng giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, không thể thoái thác. Nếu không biết cách làm ăn, sản xuất thì khi mình nói người dân sẽ không nghe”.

LUÔN GƯƠNG MẪU, ĐI ĐẦU TRONG CÁC PHONG TRÀO

Trước đây, người dân vẫn quen chăn trâu, bò ăn cỏ tự nhiên, có khi phải đi rất xa mới có cỏ non. Chị Ngân học cách trồng cỏ voi xen trong vườn điều để nuôi trâu, bò, heo. Chị cũng là người  đầu tiên trong xã mua đất bưng đào ao lấy nước tưới, trồng cà phê, tiêu xen trong vườn điều. Nhờ chịu khó, từ 1,2 ha đất ban đầu, đến nay gia đình chị Ngân đã có 13 ha đất, trong đó, 8 ha điều đang cho thu hoạch. Niềm vui lớn nhất của chị từ khi làm Chi hội trưởng Chi hội nông dân là đã giúp người dân tìm hiểu, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để thoát nghèo. Năm 2009, thôn Đắk Liên có 68 hộ nghèo, đến nay giảm còn 20 hộ; có 50 hộ kinh tế khá với thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

11 năm chăm mẹ bị bệnh nặng và khi kiêm nhiệm nhiều chức vụ chị vừa phải chu toàn việc nhà, việc thôn, xã vừa đại diện người dân trong tỉnh tham gia Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Bận rộn và vất vả chồng chất nhưng chị Ngân luôn vui vẻ, nhiệt tình trong công việc. Với chị, góp phần giúp người dân trong thôn có cuộc sống ấm no đã là bước tiếp con đường của người cha 50 năm tuổi đảng, người mẹ từng tham gia du kích trong kháng chiến chống Mỹ.

Theo Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336121

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73383092