18:44 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi rắn ráo trâu lãi nửa tỷ mỗi năm

Thứ sáu - 02/08/2019 05:02
Anh Nguyễn Thái Trung (41 tuổi, ấp 1, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, Đồng Nai) đã thành công nhờ mô hình nuôi rắn ráo trâu (rắn hổ vện).
09-16-54_1
Anh Trung giới thiệu quy trình nuôi rắn.

Năm 2011, anh Trung tình cờ xem ti vi giới thiệu về mô hình nuôi rắn ráo trâu ngoài tỉnh Vĩnh Phúc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh tiếp tục tìm hiểu thì được biết người dân ở một số tỉnh miền Tây cũng đang nuôi rắn ráo trâu...

Sau khi làm xong 70 chuồng gỗ, anh Trung vay mượn 50 triệu đồng xuống tỉnh Đồng Tháp tìm mua 50 kg rắn giống (mỗi kg rắn trị giá 1 triệu đồng) về nuôi. Khi bắt tay vào làm, anh gặp rất nhiều thử thách, vì rắn ráo trâu là loài động vật hoang dã chuyên ăn mồi sống ngoài thiên nhiên. Hằng đêm, anh phải đội đèn pin đi rọi bắt mồi sống như cóc, ếch, nhái… cho rắn ăn.

Thế nhưng, cách chăm sóc này chỉ kéo dài được một thời gian vì nguồn thức ăn ngoài thiên nhiên cạn dần, đặc biệt mỗi khi nắng lên thì không có mồi cho rắn ăn. Anh Trung phải vay mượn 10 triệu đồng đầu tư xây chuồng trại nuôi ếch để dùng làm nguồn thức ăn cho rắn nhưng cũng không khả thi. Ếch nuôi lớn khiến rắn nhỏ không ăn được. Khó khăn chồng chất khó khăn khiến anh Trung chán nản và tính bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng rồi nghĩ tới số tiền vay mượn để đầu tư vào mô hình này nên anh quyết tâm làm bằng được.

Anh Trung nghĩ ra cách là tập cho rắn ăn mồi chết (mua gà từ các công ty ấp nở trứng với giá 10.000 đồng/kg rồi đem về làm sạch, cắt từng miếng mồi nhỏ và dự trữ trong tủ đông để cho rắn ăn dần). Thời gian đầu anh gặp khó khăn vì loài hoang dã này có thói quen thấy con mồi di chuyển thì nó mới đớp ăn, giờ chuyển qua mồi chết thì không quen.

Nhờ kiên trì cho ăn cuối cùng một số con rắn đã chịu ăn mồi. Đối với những con rắn không chịu ăn thì anh đem bán và chỉ giữ lại những con chịu ăn mồi để nuôi thuần chủng giống và cho sinh sản tăng đàn.

Có thời điểm đàn rắn của anh tăng lên đến 2.000 con (cả rắn giống, thương phẩm và rắn con). “Năm 2013, mô hình nuôi rắn của tôi bắt đầu đi vào ổn định. Đến năm 2014, tôi bắt đầu có rắn bán để thu hồi vốn và những năm sau này xuất bán đều có lời”, anh Trung tâm sự.

Theo anh Trung, trước đây, thị trường tiêu thụ rắn ráo trâu rất lớn, ngày nào cũng có khách hàng gọi điện đến hỏi mua; giá rắn luôn ổn định ở mức cao. Cụ thể, rắn thương phẩm có giá từ 400.000 - 500.000 đồng/kg; rắn giống từ 120.000 – 200.000 đồng/con (tùy vào con nhỏ hay lớn). Nhưng năm nay giá rắn ngoài thị trường giảm chỉ còn 300.000 đồng/kg. Trong khi nhiều người làm ăn cầm chừng hoặc thất bại thì mô hình của anh vẫn mang lại hiệu quả, ổn định. Thu nhập trung bình mỗi năm của anh từ 400 - 500 triệu đồng.

09-16-54_2
Anh Trung kiểm tra trứng rắn.

Chia sẻ “bí quyết”, anh Trung cho biết, anh tự tạo được giống nuôi, mua nguồn thức ăn cho rắn với giá rẻ, tìm được mối khách hàng ổn định. “Một con rắn nuôi từ nhỏ đến khi xuất bán có trọng lượng trung bình 2kg. Với giá bán trung bình 600.000 đồng/con, sau khi trừ 200.000 đồng chi phí chăm sóc thì tôi vẫn có lời”, anh Trung tâm sự.

Trang trại của anh Trung chia thành 3 khu: 1 khu dành cho rắn sinh sản và 2 khu nuôi rắn thương phẩm và rắn con. Hiện anh đang tiếp tục đầu tư khoảng 200 triệu đồng để xây dựng thêm chuồng trại, mở rộng quy mô nuôi.

Theo anh Trung, rắn có 2 loại bệnh rất quan trọng: tiêu chảy (do thức ăn không đảm bảo chất lượng) và bệnh phổi (do nhiệt độ không thích hợp). Nếu người nuôi không can thiệp kịp thời thì khoảng 2-3 ngày rắn sẽ chết. “Hiện thuốc đặc trị cho loài động vật hoang dã chưa có, nên tôi phải tự tìm hiểu, nghiên cứu và kết hợp nhiều loại thuốc với liều lượng phù hợp để trị bệnh cho rắn”, anh Trung nói.

Hạt Kiểm lâm huyện Định Quán (Đồng Nai) cho biết, trên địa bàn huyện có hơn 10 hộ nuôi rắn ráo trâu. Nghề này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần giảm áp lực việc săn bắt, bảo vệ động vật hoang dã trong tự nhiên trước nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, người nuôi phải đăng ký với cơ quan chức năng theo quy định.
THÀNH AN/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148


Hôm nayHôm nay : 111453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 832957

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73879928