04:29 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi thành công cá leo trong ao đất, bắt toàn con to, bán 80 ngàn/kg

Thứ ba - 07/01/2020 19:25
“Dễ nuôi, ít dịch bệnh, tốc độ lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao. So với các đối tượng nuôi truyền thống như cá trắm, cà mè, cá chép, cá rô phi… thì cá leo là một đối tượng nuôi mới đầy triển vọng, hứa hẹn mang lại thu nhập cao”, đó là khẳng định của hầu hết bà con nông dân khi đến tham quan mô hình nuôi cá leo thương phẩm trong ao đất được triển khai tại hộ ông Nguyễn Duy Tuấn, thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Mô hình được triển khai trên diện tích 0,2ha, thả nuôi 4.000 con giống cá leo kích cỡ 10 - 12 cm/con, mật độ nuôi 2 con/m2. Sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 20% trở lên; ngoài ra còn bổ sung thêm thức ăn chế biến từ cá tạp, ốc bươu vàng…

Trong đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị hỗ trợ 50% cá leo giống và thức ăn công nghiệp; tổng giá trị hỗ trợ của mô hình là gần 70 triệu đồng. Đồng thời, hỗ trợ kĩ thuật trong suốt quá trình nuôi cá leo.

Kết quả, sau 6 tháng thả nuôi leo cá đạt kích cỡ bình quân 0,8 - 1kg/con, cá biệt có những con đạt trọng lượng từ 1,5 - 1,6kg; tỉ lệ sống đạt 70%; sản lượng thu hoạch cá leo dự kiến hơn 1,9 tấn; năng suất ước đạt gần 10 tấn/ha. Với giá bán cá leo 80.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mô hình cho lợi nhuận gần 31,5 triệu đồng (tương đương 150 triệu đồng/ha).

 nuoi thanh cong ca leo trong ao dat, bat toan con to, ban 80 ngan/kg hinh anh 1

Tham quan mô hình nuôi cá leo thương phẩm trong ao đất tại ao nuôi cá leo của gia đình ông Nguyễn Duy Tuấn, thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Theo đánh giá của anh Tuấn, tuy đây là lần đầu tiên gia đình anh nuôi thử nghiệm nhưng giống cá leo này tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, nguồn nước tại địa phương.

Quá trình nuôi cá leo nhanh lớn, không xảy ra dịch bệnh, ít mất công chăm sóc và có giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với các loài cá khác mà trước đây gia đình đã từng nuôi.

Anh Tuấn cho biết: Ưu điểm của giống cá leo này là thích ứng khá tốt với biến động của môi trường Thời gian đầu khi thả giống đúng vào thời điểm nắng nóng nhưng cá vẫn phát triển tốt. Trong quá trình nuôi thời tiết tiếp tục diễn biến bất lợi, nhiều đợt nắng nóng gay gắt kéo dài xen lẩn những trận mưa lớn đột ngột nhưng cá leo vẫn phát triển ổn định, không có hiện tượng dịch bệnh xảy ra.

Theo kinh nghiệm nuôi cá leo của anh Tuấn, để cá leo sinh trưởng và phát triển tốt cần phải duy trì mực nước trong ao từ 1,6 - 1,8m; đảm bảo nước luôn trong sạch. Định kì sử dụng vôi nông nghiệp, muối hạt để phòng bệnh cho cá leo.

Do cá leo là loài ăn tạp nên phải cung cấp đầy đủ thức ăn cho cá, tránh hiện tượng cá ăn lẫn nhau. Cho cá leo ăn ở khu vực cố định để thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp.

“Tôi dự kiến sẽ thu hoạch những con cá leo đạt kích cở từ 1kg trở lên. Còn lại sẽ tiếp tục nuôi để bán vào dịp Tết Nguyên đán. Đây là loại cá được thị trường rất ưa chuộng, nhất là các quán ăn, nhà hàng nên hiện đã có nhiều thương lái đến đặt mua cá leo”, anh Tuấn cho hay.

Anh Tuấn chia sẻ, trong quá trình nuôi cá leo, để tạo thêm nguồn thức ăn cho cá leo, cùng với thức ăn công nghiệp anh còn sử dụng thêm thức ăn chế biến được phối trộn từ cá tạp, ốc bươu vàng với bột ngô, cám gạo để cho cá ăn.

Do loại thức ăn này không chỉ kích thích cá leo ăn nhiều hơn, cung cấp thêm chất dinh dưỡng giúp cá leo sinh trưởng nhanh. Mà qua đó còn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ, có sẵn làm thức ăn cho cá, giúp giảm đáng kể chi phí trong quá trình nuôi.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn Nguyễn Sơn, trong khi một số đối tượng nuôi truyền thống đang gặp khó khăn do thường xuyên bị dịch bệnh thì việc thực hiện thành công mô hình nuôi cá leo đã mở ra hướng đi mới đầy triển vọng.

Đặc biệt là với những hộ có điều kiện đầu tư, nuôi thâm canh theo hình thức công nghiệp thì đây là đối tượng rất thích hợp giúp người nuôi phát triển và làm giàu.

Ông Sơn cho biết: Vừa qua xã Vĩnh Sơn đã chọn cá leo là một trong những sản phẩm của xã tham gia Hội chợ Nông sản huyện Vĩnh Linh. Là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về nuôi trồng thủy sản.

Do đó trên cơ sở này, trong thời gian tới UBND xã sẽ đề xuất với UBND huyện trong việc có các chính sách hỗ trợ người dân nhằm nhân rộng mô hình này vì đây là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, góp phần chuyển đổi sinh kế, thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nguyễn Trung Hậu, mặc dù đây là lần đầu tiên chuyển giao mô hình nuôi cá leo thương phẩm trong ao đất nhưng với những kết quả đạt được, bước đầu đã có thể khẳng định cá leo là loài cá nước ngọt có những ưu điểm vượt trội.

So với các loại cá truyền thống ở địa phương, cá leo có nhiều ưu điểm như khả năng thích nghi tốt với biến động của môi trường, dễ nuôi, ít dịch bệnh, thời gian tăng tưởng nhanh, có giá trị kinh tế cao. So với các đối tượng nuôi truyền thống như cá trắm, cà mè, cá chép, cá rô phi… thì cá leo hứa hẹn là một đối tượng nuôi mới đầy triển vọng, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. 

Việc thực hiện thành công mô hình nuôi cá leo thương phẩm trong ao đất đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho các hộ gia đình, nhất là đối với những địa phương có tiềm năng, lợi thế về nuôi trồng thủy sản, góp phần chuyển đổi vật nuôi, nâng cao giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Tuy nhiên, ông Hậu cũng lưu ý, do đây là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, đầu tư lớn nên người nuôi cần phải chủ động trong việc lựa chọn nguồn nước, nguồn thức ăn đảm bảo; lựa chọn thời điểm nuôi phù hợp, không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ…

“Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông sẽ tiếp tục triển khai mô hình này ra các địa phương khác trong tỉnh. Đồng thời tiếp tục lựa chọn chuyển giao những đối tượng nuôi mới, mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao nhằm giúp cho bà con nông dân mạnh dạn đầu tư, góp phần phát triển nghề nuôi nuôi thủy sản trong toàn tỉnh. Mặt khác, tạo nên sự đa dạng về đối tượng nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay”, ông Hậu khẳng định.
Phan Văn Phương-Trần Hữu Phương (TTKN Quảng Trị) /http://danviet.vn/
X
em bài viết gốc tại đây!
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 315

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 313


Hôm nayHôm nay : 29812

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 547314

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70774629