17:47 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi tôm khỏe ở Bangladesh

Thứ bảy - 14/01/2017 00:23
Từ năm 2012, nông dân nuôi tôm tại Bangladesh đã áp dụng thực hành quản lý tốt hơn; đồng thời, tiếp cận nguồn tôm giống sạch bệnh, nhờ đó ngành tôm của cả nước phát triển mạnh mẽ.

“Cách mạng đổi mới”

Năm 2012, một nông dân nuôi tôm thương phẩm đạt sản lượng trung bình 230 kg/ha (mức thấp so với mức chung của toàn thế giới). Hiện, con số này đã được nâng lên 280 kg/ha, tăng 21%. Vậy đâu là nguyên nhân cho sự thay đổi đáng kinh ngạc này? 

Trước tiên, phải kể đến sự hỗ trợ của quỹ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) dành cho Dự án Nuôi trồng thủy sản - Thu nhập và Dinh dưỡng. Đây là Dự án đào tạo nông dân thực hành quản lý tốt trang trại; đồng thời hỗ trợ cách tiếp cận nguồn tôm giống chất lượng cao từ năm 2012.

Sujit Mondol, nuôi tôm thương phẩm tại Bangladesh từ năm 2004 cho biết, trước kia anh tự mày mò cách nuôi tôm nên sản lượng rất thấp. Đây cũng là tình cảnh chung của hầu hết hộ nuôi tôm tại Bangladesh. Do đó, đời sống của người nông dân rất bấp bênh. Nhưng từ khi tham gia dự án đào tạo của WorldFish, cuộc sống của các hộ nuôi tôm đã bước sang trang mới.

Nông dân nuôi tôm tại Khulna như Sujit đều tỏ ra lạc quan khi năm đầu tiên áp dụng thực hành nuôi tôm theo chỉ dẫn của chuyên gia, sản lượng đã tăng gấp đôi. Từ năm 2012, trên 50.000 nông dân nuôi tôm tham gia khóa đào tạo. Kỹ thuật nuôi tôm kiểu mới nhờ đó được truyền bá rộng khắp cả nước. Tôm trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 3 cho Bangladesh với tổng trị giá lên tới 5 tỷ BDT (gần 191,7 triệu USD) mỗi năm.

Ngư dân thu hoạch tôm ở Bangladesh

Ngư dân thu hoạch tôm ở Bangladesh - Ảnh: Worldfish

Tôm giống chất lượng

Thông qua các khóa đào tạo, nông dân học được cách sử dụng tôm giống chất lượng cao; đồng thời nhận thức được đây chính là chìa khóa để ngăn chặn dịch bệnh. Một trong những mối lo ngại nhất hiện nay là tìm ra cách ứng phó virus gây bệnh đốm trắng (WSS) - đại dịch kinh hoàng có thể phá hủy cả một trại nuôi tôm chỉ trong vài ngày.

Năm 2012, dự án bắt đầu được thực hiện tại 24 trại giống nhằm tạo nguồn cung ổn định mặt hàng tôm giống kháng bệnh WSS cho nông dân. Tôm giống được đánh giá chất lượng bằng kỹ thuật hiện đại - Sinh học phân tử (PRC); được trại giống cấp chứng nhận sạch bệnh WSS trước khi bán cho nông dân. Sujit cho biết, năm đầu tiên, 30 - 40% hộ nuôi tôm sử dụng loại tôm giống này và 95% tôm phát triển khỏe mạnh. Tới nay, 100% nông dân Bangladesh đã sử dụng loại tôm giống này.

Theo các hộ nuôi, loại tôm giống thứ hai cũng khá phổ biến tại Bangladesh từ năm 2014 là tôm giống sạch bệnh (SPF). Đây là tôm giống không nhiễm 9 loại virus, giá cao, nhưng nông dân Bangladesh vẫn quyết đầu tư để vụ nuôi thành công và đạt sản lượng tốt. Tính trung bình, hai loại tôm giống kể trên có chi phí dao động 150 - 600 BDT/1.000 con giống (tương đương 1,9 - 7,6 USD), đắt hơn hẳn tôm giống sản xuất đại trà tại địa phương.

Truy xuất nguồn gốc

Hầu hết tôm của Bangladesh được xuất khẩu sang châu Âu và Bắc Mỹ. Để chứng minh tôm chất lượng cao và an toàn, dự án này cũng thiết lập một hệ thống truy xuất điện tử thử nghiệm. Trước đó, bất cứ lô hàng nào bị thu giữ tại thị trường quốc tế do nhiễm kháng sinh hoặc hóa chất độc hại, người mua cũng khó thu hồi thông tin chính xác về nước xuất khẩu, vùng xuất khẩu và người nuôi tôm. Nhưng khi dự án xây dựng phần mềm quản lý, mọi thông số về con giống, thức ăn, thuốc, chứng nhận quốc tế trong nuôi tôm đều được ghi chép lại nên nhà nhập khẩu hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc sản phẩm.

Như vậy, “cuộc cách mạng” đã mang lại những lợi ích lớn cho toàn ngành tôm Bangladesh. Người nông dân có sản phẩm chất lượng tốt hơn; đất nước tăng thu ngoại tệ từ xuất khẩu; còn người tiêu dùng cũng an tâm hơn khi sử dụng tôm làm thực phẩm.

Đan Linh (tổng hợp) / thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 215


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 525711

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70753026