Anh Nguyễn Thanh Thúy ở xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên là một trong những người có diện tích quế lớn nhất xã. Anh trồng quế ở khắp nơi. Rừng quế của anh rộng vài chục ha. Từ khi tham gia trồng quế, cuộc sống gia đình anh đã ngày càng ổn định. Anh Thúy chia sẻ, trồng cây quế chẳng vứt đi đâu thứ gì. Mùa khoanh quế thì bán vỏ quế, gỗ quế, mùa đốn hạ, tỉa cành thì bán lá bán cành. Bà con có bao nhiêu quế, các nhà máy cũng mua cho bằng sạch.
Người đân xã Viễn Sơn thu hoạch lá quế.
Ngay từ đầu vụ thu quế năm nay, các nhà máy đã thu mua quế tươi với giá 20.000đ/1kg. Giá lá và cành quế dao động trên dưới 2000đ/1kg. Nhà nào chưa được bóc quế, bán cành, bán lá cũng có tiền tiêu rủng rỉnh. Nhà nào trồng nhiều quế, khi tỉa cành thuê người cắt tỉa thuê. Người làm thuê cũng được gia chủ cắt lại 600đ/1kg lá quế. Một lao động bình thường cũng có thể thu hái được vài tạ lá quế mọ ngày.
Cây quế đã mang lại đời sống ấm lo cho người dân Văn Yên (ảnh Tinh Dầu Quế).
Các xã Xuân Tầm, Viễn Sơn, Đại Sơn... của huyện Văn Yên đều ở vùng sâu, vùng xa, nhưng bà con nơi đây sống ổn nhờ đi khai thác quế. Nhà nào có đôi ha quế là có nhà cao cửa rộng. Theo anh Thúy, vào mùa quế, 1 lao động bình thường cũng có thể kiếm vài trăm nghìn đồng một ngày là trong tầm tay. Ai mà bóc quế nhanh có thể kiếm tiền triệu. Công cao là vậy, nhưng không phải lúc nào cũng thuê được người làm.
Lá quế được các nhà máy thu mua để ép dầu.
Không chỉ Đại Sơn mà các xã vùng cao Viễn Sơn, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Tân Hợp... cùng phong trào "đưa quế sang sông" những năm chín mươi đến các địa phương vùng thấp đã đưa tổng diện tích quế toàn huyện Văn Yên đạt trên 40.000 ha.
Mỗi năm Văn Yên xuất ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế khô các loại, sản lượng cành lá quế đạt khoảng 55.000 tấn/năm, sản lượng tinh dầu đạt khoảng 290 tấn/năm, sản lượng gỗ quế đạt 62.000 m3/năm.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn