04:14 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở Cẩm Sơn, Nghệ An

Chủ nhật - 09/07/2017 11:40
Năng động, cần cù, người dân xã Cẩm Sơn đã đổ mồ hôi trên những vùng đồi núi cằn, đất bỏ hoang để xây dựng mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi, nông lâm kết hợp.

Nằm xen giữa bạt ngàn đồi rừng trên địa bàn xã Cẩm Sơn (Anh Sơn) có tới 34 trang trại, gia trại lớn nhỏ. Năng động, cần cù, người dân xã Cẩm Sơn đã đổ mồ hôi trên những vùng đồi núi cằn, đất bỏ hoang để xây dựng mô hình trang trại, gia trại  chăn nuôi, nông lâm kết hợp.

Là một trong những hộ dân tiên phong xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp trên địa bàn, đến nay gia đình anh Nguyễn Tiến Dũng (xóm 1/5, xã Cẩm Sơn) có trang trại chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. 

Mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Nguyễn Văn Dũng (xóm 1.5, Cẩm Sơn) doanh thu gần 2 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh Sỹ Minh
Mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Nguyễn Văn Dũng (xóm 1.5, Cẩm Sơn) doanh thu gần 2 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh Sỹ Minh

Vùng đất trang trại của gia đình anh Dũng trước đây là đồi núi, cây bụi rậm rạp, vợ chồng anh khai phá, dàn phẳng để chăn nuôi lợn, gà, đào ao thả cá. Ban đầu, gia đình anh Dũng chăn nuôi quy mô nhỏ, từ năm 2009, thực hiện chủ trương phát triển trang trại của xã, anh đầu tư chăn nuôi tập trung, vay mượn vốn, xây chuồng trại lớn với hệ thống làm mát hiện đại, chọn con giống nhập ngoại ưu thế tăng trưởng tốt chất lượng thịt ngon.

Anh Dũng tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và  tự đi tham quan, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế ở các địa phương để về áp dụng vào trang trại gia đình. Anh cho biết: “Nhờ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi (từ cách chọn con giống, phòng trừ bệnh, xây dựng chuồng trại…) mà đàn vật nuôi phát triển tốt, hàng năm gia đình đều tăng quy mô đàn lợn. Đến nay, mỗi năm, có khoảng 40 con lợn nái, tổng đàn khoảng 800 con/năm; doanh thu đạt khoảng 2 tỷ đồng/năm”. 

Phát huy lợi thế, vườn đồi với trên 1,5 ha rừng, gia đình anh còn chăn nuôi gà và đào ao thả cá. Năng động bắt kịp nhu cầu thị trường, anh Dũng còn mở đại lý cung ứng thức ăn gia súc, doanh thu mỗi năm từ chăn nuôi và kinh doanh thức ăn gia súc của gia đình anh lên tới trên 7 tỷ đồng. 

Bên cạnh phát triển trang trại tổng hợp, chăn nuôi gà đồi kết hợp là hướng đi chủ lực của nhiều hộ dân Cẩm Sơn đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình anh Nguyễn Quang Hùng (ở thôn Hội Lâm) là một trong những hộ có quy mô trang trại chăn nuôi gà lớn nhất xã. Trên diện tích vườn đồi 10 ha, anh Hùng nuôi gà thả đồi, mỗi năm 3 lứa.

Đến nay mỗi năm gia đình anh xuất chuồng khoảng 3,5 vạn con gà thịt và gà giống; doanh thu đạt trên 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, tận dụng nguồn thức ăn từ cây rừng, vùng đồi rộng lớn để trồng thêm cỏ voi, gia đình anh Hùng còn nuôi hàng chục con dê, ếch, cá kết hợp. Từ đó, doanh thu từ trang trại tổng hợp của gia đình anh đạt  trên 1,5 – 2 tỷ đồng/ năm.

Nông dân Cẩm Sơn còn phát triển mô hình VAC, tổng hợp mang lại thu nhập khá, trung bình trang trại có doanh thu 300 triệu đồng mỗi năm. Ảnh Sỹ Minh
Nông dân Cẩm Sơn còn phát triển mô hình VAC, tổng hợp mang lại thu nhập khá, trung bình trang trại có doanh thu 300 triệu đồng mỗi năm. Ảnh Sỹ Minh

Trên đây là các điển hình trong số 34 trang trại, gia trại đang phát huy hiệu quả trên địa bàn xã Cẩm Sơn. Để có được những hiệu quả kinh tế thiết thực đó, từ năm 2010, thực hiện đề án phát triển kinh tế trang trại, gia trại, xã Cẩm Sơn giao chỉ tiêu phấn đấu, mỗi tổ chức đoàn thể và các đơn vị chi bộ thôn mỗi năm phát triển 1-2 mô hình trang trại, gia trại. Các hộ dân có lợi thế đất đai đồi rừng, được địa phương, các tổ chức đoàn thể khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi, tổng hợp; được hỗ trợ vay vốn, tập huấn kiến thức chăn nuôi…

Đến nay, trong số 34 trang trại, gia trại trên địa bàn, có 12 mô hình đạt tiêu chuẩn cấp giấy phép trang trại cấp huyện đã được huyện thẩm định; doanh thu bình quân hàng năm của các trang trại đạt từ 300 triệu đồng trở lên, một số trang trại đạt 2 tỷ đồng/năm.  

Từ sôi động phong trào phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã góp phần để  Cẩm Sơn hôm nay khởi sắc diện mạo mới nông thôn trung du. Những mô hình kinh tế trang trại, gia trại không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng số hộ giàu một cách bền vững mà đồng thời còn góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lực lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Trao đổi về định hướng nhân rộng và phát huy hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn cho biết: Xác định phát triển trang trại là giải pháp tạo động lực thúc đẩy sản xuất, khai thác tiềm năng của địa phương. Bởi vậy, thời gian tới, xã sẽ từng bước hoàn thiện việc quy hoạch vùng phát triển trang trại, gia trại, gắn với quy hoạch xây dựng các cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm. Xã hướng tới xây dựng hợp tác xã hoặc tổ hợp tác để có chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật chăn nuôi, khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình trang trại; gắn với bảo vệ tốt môi trường sinh thái.

Đồng thời, tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, nhằm dự báo ngắn và dài hạn về xu hướng thị trường trong vùng và khu vực. Từ đó, có định hướng kịp thời về sản phẩm chăn nuôi kịp thời cho người nông dân. Mặt khác, qua hoạt động của hợp tác xã, các hộ chăn nuôi trang trại tập trung sẽ hỗ trợ nhau thuận lợi hơn trong đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại, thiết bị và thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượng cao.

Xã Cẩm Sơn phấn đấu mục tiêu tập trung xây dựng phát triển trang trại, tăng cả về số lượng và chất lượng; đến năm 2020 xây dựng từ 90 - 120 trang trại, gia trại (mỗi năm xây dựng mới 14 mô hình). Phát triển mô hình trang trại, gia trại được xã Cẩm Sơn định hướng là trọng tâm của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi một số mục tiêu về phát triển kinh tế đến năm 2020, đưa tổng giá trị thu nhập bình quân đầu người đạt từ 58 triệu - 60 triệu đồng/năm.

Đinh Nguyệt/ Báo Nghệ An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 34135

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 787676

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64773620