01:58 EDT Thứ sáu, 17/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển mô hình sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ - Tự động hóa

Thứ hai - 07/05/2018 21:04
Việc chuyển hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng phát triển tất yếu, đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững, an toàn thực phẩm và đảm bảo sức khỏe cho con người.
Quang cảnh hội thảo

Sáng 7/5, tại thành phố Huế, Hiệp hội phân bón Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (NN&PTNT) và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo mô hình sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ - Tự động hóa.

Hội nghị, đã có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành liên quan; các Sở NN&PTNT và Hội Nông dân các tỉnh, thành phố; các Tập đoàn, Công ty, doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ trên toàn quốc.

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Hạc Thúy, Quyền Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết, theo đánh giá của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO), hàng năm có khoảng 100 triệu tấn phân bón hóa học được đưa xuống đồng ruộng ở khắp các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, trong vòng 20 năm trở lại đây, có trên 165 triệu tấn phân bón các loại mà chủ yếu là phân bón hóa học được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Một thực tế là sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam đang đối mặt với tình trạng lạm dụng hóa chất quá nhiều trong quá trình canh tác. Việc sử dụng phân hóa học liên tục đã làm ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy thoái và lượng vi sinh vật trong đất giảm, làm suy giảm đa dạng sinh học, kéo theo đó là dịch bệnh phát sinh gây hại cho cây trồng có chiều hướng phức tạp, chất lượng nông sản không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người...

Hiện nay, ở nước ta mới chỉ có khoảng hơn 1/10 lượng phân hữu cơ trong tổng số các loại phân bón được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, hàng năm sản xuất nông nghiệp đã thải ra khoảng 40 triệu tấn rơm rạ và bã các loại cây (ngô, mía...), hơn 25 triệu tấn phân gia súc - gia cầm, phân người và xác bã cá...Nguồn phế thải này là tiềm năng rất lớn cho việc sản xuất phân bón hữu cơ, nhưng đến nay chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, số lượng phế thải trong sản xuất nông nghiệp, mỗi năm có thể sản xuất trên 8 triệu tấn phân hữu cơ, nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân hữu cơ còn rất ít.

Trong đó, nổi nên như Tập đoàn Quế Lâm, Tập đoàn Hi - Tech con cò vàng, Tổng công ty sông Gianh, Công ty cổ phần Komix Thiên Sinh, Công ty Tiến Nông, Công ty TNHH hữu cơ Hiếu Giang, Công ty hữu cơ Dalto, Công ty Huy Hoàng...Một số Tập đoàn và doanh nghiệp đã tiên phong ứng dụng công nghệ nano, tế bào gốc, công nghệ enzym, hitech...trong sản xuất phân bón hữu cơ. Điển hình như Tập đoàn Quế Lâm đã đưa mô hình sản xuất phân hữu cơ trên dây chuyền bán tự động và mô hình cung ứng phân bón phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Tại Hội thảo, các ý kiến của các nhà quản lý, doanh nghiệp đều cho rằng, vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng nông sản đã được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, trong đó tập trung phát triển và chuyển hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Việc chuyển hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng phát triển tất yếu, đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững, an toàn thực phẩm và đảm bảo sức khỏe cho con người.

Vì vậy, Nhà nước cần có Nghị quyết về phát triển chiến lược phân bón hữu cơ; Chính phủ sớm công bố bộ quy chuẩn quốc gia về phân bón hữu cơ và từ năm 2020 có lộ trình chấm dứt không phát triển và sử dụng các hóa chất trong sinh trưởng cây trồng (chấm dứt dần dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp)./.

Tin, ảnh: Phạm Hướng/ CPV
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 352


Hôm nayHôm nay : 26878

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 876326

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61198283