10:43 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển nông nghiệp xanh

Thứ ba - 25/04/2017 22:42
Trong bối cảnh trồng lúa bị thiên tai dịch bệnh hoành hành, nhất là bệnh vàng lùn xoắn lá chưa có thuốc đặc trị hiệu quả, nhiều hộ nông dân chuyển dần sang trồng rau với suy nghĩ vốn đầu tư không nhiều, thời gian sản xuất lại ngắn, dễ xoay vòng vốn.
 

Do sản xuất cá thể, tự phát nên nhiều nông dân gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm, dễ rơi vào cảnh “được mùa mất giá”. Đặc biệt, chạy theo tâm lý của khách hàng - thích mua rau xanh mướt, bắt mắt, một số người sản xuất rau chạy theo lợi nhuận, bất chấp hậu quả, đã phun thuốc trừ sâu thường xuyên trên cây rau ăn lá hoặc trên củ quả để sâu không xâm hại, rau luôn xanh tốt, mà không hề quan tâm đến chất lượng sản phẩm.

Thuốc trừ sâu có độc tố càng cao thì cho hiệu quả càng cao (sâu chết ngay); phun nhiều thuốc dưỡng cây, dưỡng lá, dưỡng trái để sản phẩm đẹp mắt, tăng năng suất, rút ngắn thời gian thu hoạch. Tuy nhiên, dư lượng thuốc trừ sâu rất độc, dư lượng nitrat trong phân đạm, nhiễm vi sinh từ nguồn phân chuồng chưa ủ hoai, từ nguồn nước tưới tồn lại trong cây rau, là mầm mống gây bệnh cho người tiêu dùng.

Trước những nguy cơ trên, đòi hỏi phải có giải pháp hiệu quả nhằm thay đổi thói quen canh tác tự phát của người sản xuất để tạo sản phẩm có giá trị cao, ổn định đầu ra, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người trồng rau. Hiện nay, hình thành nhiều mô hình chuyển đổi từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau mang lại hiệu quả cao, phù hợp với chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xu thế phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố, được nhiều bà con quan tâm và nhân rộng.

Cụ thể như mô hình trồng rau ăn quả (bầu, bí xanh, dưa leo, khổ qua...), rau ăn lá (rau muống, rau mồng tơi, rau dền, cải bẹ xanh, cải ngọt, rau xà lách…) theo quy trình VietGAP, được sản xuất theo hình thức cá thể hay liên kết nhóm sản xuất, tạo nên cánh đồng rau an toàn tại các xã ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh TPHCM.

Sản xuất rau theo quy trình VietGAP, người sản xuất sẽ biết cách sử dụng phân bón hợp lý, phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cho phép và tuân thủ theo quy tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều, đúng lượng, đúng lúc), tăng cường sử dụng thuốc sinh học; thu hoạch đúng thời điểm cách ly và không để sản phẩm thu hoạch tiếp xúc trực tiếp với mặt đất nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; thu gom các bao bì đựng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định; ghi chép nhật ký đồng ruộng, lưu trữ hồ sơ để thuận tiện cho việc theo dõi và có thể truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm…

Phương thức sản xuất này đảm bảo nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu thị trường, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng cũng ít bị ảnh hưởng, đặc biệt là không phải phập phồng lo sợ giá cả lên xuống theo thị trường vì sản phẩm được tiêu thụ ổn định tại các hợp tác xã, siêu thị như Metro, Coop mart...

Điển hình như hộ anh Phạm Văn Ghé (ngụ ấp Trung Hiệp Thạnh, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi) - hộ thực hiện mô hình khuyến nông “Sản xuất rau ăn quả theo quy trình VietGAP”, với 3.000m2 diện tích trồng khổ qua, năng suất bình quân đạt 10.500kg/vụ, mỗi năm thu hoạch 4 vụ, hiện giá bán ổn định tại Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn Nhuận Đức là 7.500 đồng/kg, lợi nhuận thu được gần 100 triệu đồng/năm (sau khi đã trừ mọi chi phí); hộ Nguyễn Văn Nhân (ngụ tại số 330/81 tổ 8, ấp 1, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn), với 1ha diện tích trồng rau muống nước theo quy trình VietGAP, mỗi năm thu được 10 lứa, khoảng 20 tấn/lứa, giá bán cho Hợp tác xã Nông nghiệp TM-DV Phú Lộc bình quân 6.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được khoảng 150 triệu đồng/ha/năm.

Như vậy, mô hình trồng rau theo quy trình VietGAP đã thực sự đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân, góp phần thiết thực vào việc thực hiện tiêu chí tăng thu nhập cho nông dân tại các xã nông thôn mới trên địa bàn TPHCM.


Tác giả bài viết: Thạc sĩ LIỄU KIỀU

Nguồn tin: www.saigondautu.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 208


Hôm nayHôm nay : 108526

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 818640

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73865611