19:31 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phổ Yên đẩy mạnh ứng dụng TBKT vào sản xuất nông nghiệp

Thứ bảy - 12/10/2019 10:38
Thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) đã đưa công nghệ phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bằng thiết bị bay không người lái vào áp dụng, được bà con, chính quyền và các nhà khoa học đánh giá cao.
tr14t.jpg
Cán bộ Trung tâm tham gia tập huấn phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái.

Nhằm giúp người dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật theo hướng hiện đại, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) đã đưa công nghệ phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bằng thiết bị bay không người lái vào áp dụng, được bà con, chính quyền và các nhà khoa học đánh giá cao.

Đưa công nghệ mới vào sản xuất

Máy bay phun thuốc BVTV là thiết bị bay không người lái, có bảng điều khiển và lập trình để thiết bị bay bay đúng quỹ đạo mà người điều khiển định vị; chức năng phun nước, phun thuốc đồng bộ, chính xác cao.

Bà Ngô Thị Minh Phượng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Phổ Yên, chia sẻ: Nhằm giúp bà con trên địa bàn nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời thực hiện tốt định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời gian qua, chúng tôi đã tìm hiểu và mạnh dạn liên kết với các đơn vị cung ứng dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nổi bật là việc đưa công nghệ phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay về phục vụ nông dân từ trồng cây ăn quả cho tới sản xuất lúa trên địa bàn.

Cuối năm 2018, chúng tôi triển khai phun thuốc bằng thiết bị bay cho 5ha cây ăn quả ở xã Phúc Thuận, người dân cho biết, vụ quả vừa qua trái nhẵn và đẹp hơn. Vụ chiêm xuân năm 2019, chúng tôi triển khai phun thuốc bằng  thiết bị bay cho 5ha lúa tại xã Tân Hương; vụ mùa, triển khai phun 15 điểm bay cho lúa ở các xã như Đông Cao, Thánh Công, Tiên Phong,... Những điểm bay hầu như là cánh đồng một giống hoặc khác giống nhưng có chu kỳ sinh trưởng giống nhau, tất cả đều cho kết quả tốt.

Hiệu quả thấy rõ

Ông Dương Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thành Công, cho biết: Trong sản xuất nông nghiệp, nhân dân địa phương đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc, cụ thể như việc phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã triển khai phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa bằng  thiết bị bay, với diện tích khoảng 10ha; do phun đúng kỳ, kịp thời nên lúa đạt năng suất khá cao.

Theo bà Nguyễn Thị Thủy (xóm Hương Đình 2, xã Tân Hương), vụ mùa năm nay, gia đình có 3 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) phun thuốc bằng  thiết bị bay. Do được thị xã và đơn vị cung ứng dịch vụ hỗ trợ nên mỗi sào chỉ phải chi phí 10.000 đồng cho việc mua thuốc và công phun. Mặc dù là lúa mùa sớm nhưng năng suất vẫn đạt 2,2 tạ/sào.

“Phun thuốc bằng  thiết bị bay rất tiện lợi, không độc hại cho người dân, bà con trong xóm ai cũng thích và đều hứa sang năm nếu có  thiết bị bay về, chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng phun thuốc bằng  thiết bị bay”, bà Thùy háo hức.

Bà Phượng cho biết thêm, qua thực tế và theo tính toán của nhà cung ứng dịch vụ, phun thuốc bằng thiết bị bay đem lại nhiều lợi ích cho sản xuất nông nghiệp. Mỗi sào lúa, chi phí công phun và thuốc hết khoảng 45.000 đồng/sào (bình thường hết 50.000 đồng/sào); sử dụng  thiết bị bay, 2 tiếng phun xong 5ha lúa (bình thường, con người phun phải mất 5 ngày). Với cây ăn quả, chi phí công phun và thuốc bằng thiết bị bay là 800.000 đồng/ha (bình thường 1,2 triệu đồng/ha). Mặt khác, phun thuốc bằng thiết bị bay, con người sẽ không bị ảnh hưởng của thuốc BVTV, sức khỏe được đảm bảo; với vùng cây ăn quả, phun từ trên cao xuống sẽ kỹ, phủ khắp, hiệu quả hơn,...

“Hiện nay, nông dân chưa mặn mà với việc phun thuốc bằng thiết bị bay. Mô hình này chỉ tối ưu khi phun trên diện tích rộng, chủng loại đồng đều nên việc áp dụng phổ biến chưa thể nhanh và rộng ngay được. Để có thể đưa thiết bị bay phun thuốc vào sản xuất đại trà như với máy gặt, máy làm đất, rất cần sự hỗ trợ hướng dẫn của các cấp chính quyền và sự hỗ trợ một phần kinh phí của Nhà nước. Đồng thời, có cơ chế thông thoáng hơn nữa để các trung tâm dịch vụ nông nghiệp có điều kiện phát huy chức năng dịch vụ của mình”, bà Phượng tâm sự.

 Đình Hợi/kinhtenongthon.v

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 172


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 834804

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71062119