03:00 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quả ngọt sau 5 năm

Thứ ba - 17/11/2015 02:53
Sau 5 năm (2011-2015) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, tỉnh Quảng Nam đã đạt được những thành quả đáng ngạc nhiên.
Người dân Quảng Nam ra quân DĐĐT, xây dựng cánh đồng lúa hàng hóa

Hiện 53 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đời sống người dân tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đạt 21,1 triệu đồng/người/năm. Dự kiến cuối năm nay, huyện Phú Ninh đạt chuẩn huyện NTM và TX. Điện Bàn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Những con số ấn tượng

Sau 5 năm bắt tay xây dựng NTM, đời sống người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có những nét chuyển biến tích cực và ngày càng nâng lên.

Để có được điều đó là nhờ sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự quản lý điều hành của chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Trong thời gian nói trên, Quảng Nam đầu tư 16.693 tỷ đồng xây dựng NTM. Trong đó, vốn trực tiếp từ chương trình 1.378 tỷ đồng; vốn huy động, lồng ghép 15.315 tỷ đồng.

Ông Lê Muộn, Phó BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM Quảng Nam, cho biết đến nay bình quân chung tiêu chí đạt chuẩn (204 xã) là 11,38 tiêu chí/xã, tăng 8,77 tiêu chí/xã so với năm 2010.

Trên địa bàn tỉnh có 53 xã đạt 19 tiêu chí, trong đó 10 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2014; 12 xã đã được công nhận năm 2015; 14 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí đã được tỉnh thẩm định.

Ngoài ra 6 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí đã hoàn thành hồ sơ đề nghị tỉnh thẩm định và 11 xã tự đánh giá đạt chuẩn 19 tiêu chí, hiện đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị tỉnh thẩm định. Chưa hết, có 7 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 52 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 75 xã đạt 5-9 tiêu chí và 17 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

19-49-21_nh-2
Đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng đã tăng thu nhập cho người dân

19-49-21_nh-2

 

Hiện Quảng Nam đã hoàn thành hồ sơ thẩm tra trình Bộ NN-PTNT tổ chức thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận huyện Phú Ninh đạt chuẩn huyện NTM và TX. Điện Bàn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2015.

Cũng theo ông Lê Muộn, năm 2010 mức thu nhập bình quân đầu người là 10,1 triệu đồng/người/năm, thế nhưng sau 5 năm con số đó tăng gấp đôi, hiện đạt 21,1 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể, như năm 2010 là 24,1% thì đến nay còn 9,5%.

“Để có được những thành quả đó, trong thời gian qua, Quảng Nam tập trung đầu tư phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân. Cụ thể trong 5 năm qua, các huyện, TX, TP đã phê duyệt được 191 đề án phát triển SX nâng cao thu nhập cho bà con.

Theo đó, trong nội dung đề án phát triển SX đã thể hiện rõ quy mô của từng loại cây, con trên từng địa bàn cụ thể gắn với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và liên kết với một số DN, nhằm đảm bảo tiêu thụ sản phẩm bền vững nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.

19-49-21_nh-3
Đầu tư nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi

19-49-21_nh-3

 

Hiện Quảng Nam có hơn 200 mô hình phát triển SX có hiệu quả, trong đó các mô hình phát triển SX đang được nhân rộng, như: Dồn điền đổi thửa (diện tích DĐĐT qua 5 năm hơn 6.037 ha, nâng diện tích DĐĐT đất nông nghiệp lên hơn 17.877 ha).

Năm 2011 tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất từ 61% nay trên 80% diện tích; tỷ lệ cơ giới trong khâu thu hoạch trên 85% diện tích gắn với quy hoạch SX nông sản hàng hoá; mở rộng diện tích xây dựng cánh đồng lớn, cánh đồng kỹ thuật với diện tích gieo trồng hằng năm trên 7.600 ha.

Đồng thời công tác hỗ trợ, đào tạo nghề gắn với nhu cầu tuyển dụng lao động của DN và đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang được triển khai tích cực.

Trong 5 năm, đã tổ chức đào tạo cho 14.924 người lao động khu vực nông thôn học nghề góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động, đa dạng hóa thu nhập của người dân.

19-49-21_nh-4
Đường ra ruộng được bê tông hóa

19-49-21_nh-4

 

“Một thành quả rõ rệt nhất ở Quảng Nam trong quá trình xây dựng NTM trong 5 năm qua là cơ sở hạ tầng thiết yếu được tập trung nguồn lực để xây dựng. Trong đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển SX kinh doanh, nâng cao đời sống cư dân nông thôn.

Trong 5 năm qua Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho cán bộ, nhân dân xã Tam Phước, huyện Phú Ninh; xã A Nông, huyện Tây Giang; xã Tam An, huyện Phú Ninh và ông A Lăng Búi, xã A Nông.
Tháng 10/2015, UBND tỉnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 11 xã tiêu biểu nhất và 5 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2011 - 2015.

Toàn tỉnh đã bê tông hóa hơn 1.548 km đường giao thông nông thôn, gần 390 km giao thông nội đồng và cứng hóa 2.798 km giao thông nông thôn. Bên cạnh đó xây dựng nâng cấp sửa chữa 176 công trình thuỷ lợi nhỏ đảm bảo phục vụ tưới cho 3.157 ha”, ông Muộn nói.

Khắc phục những hạn chế

Theo ông Muộn, bộ mặt nông thôn qua 5 năm triển khai thực hiện tuy có chuyển biến, nhất là ở các xã điểm, nhưng chưa thật rõ nét.

Bởi vệ sinh môi trường nông thôn nhiều nơi còn ô nhiễm, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang vườn nhà còn hạn chế và một số tệ nạn xã hội vẫn còn diễn ra.

Cùng với đó bình quân số tiêu chí NTM đạt chuẩn trên một xã đã tăng lên, nhưng số xã đạt dưới 10 tiêu chí vẫn còn nhiều, chủ yếu là các xã thuộc khu vực các huyện miền núi.

Ngoài ra công tác thông tin tuyên truyền của các ngành, các cấp chưa được thường xuyên, rộng khắp, nội dung chưa được phong phú.

Sự “chung sức, chung lòng” xây dựng NTM đã được phát động, tuyên truyền, nhưng việc thể hiện bằng các hành động cụ thể thì còn hạn chế.

Từ thực tế đó, Quảng Nam đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2015-2010 phải khắc phục sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thường xuyên của các cấp, các ngành, nhất là vai trò người đứng đầu từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, vai trò lãnh đạo của cấp ủy và Ban Chỉ đạo xã, các ngành.

19-49-21_nh-5
Những cánh đồng lúa hàng hóa

19-49-21_nh-5

 

“Cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở phải vào cuộc một cách thật sự, trong đó phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng uỷ xã, sự nỗ lực của Chi ủy, Ban nhân dân thôn là rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện.

Mỗi tổ chức, đoàn thể phải xây dựng kế hoạch, nội dung công tác và có sản phẩm cụ thể ở từng lĩnh vực được phân công để gắn với phong trào thi đua, khen thưởng.

Đặc biệt, tập trung cho phát triển SX, nâng cao đời sống người dân. Quảng Nam xem đây là nhiệm vụ hàng đầu, là nhân tố quyết định sự thành công của Đề án xây dựng xã NTM; cần xác định xây dựng NTM phải đi lên từ hộ gia đình, nếu không có hộ gia đình kinh tế phát triển, thì sẽ không có thôn, xã NTM.

Ngoài ra triển khai đồng bộ kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phát huy thế mạnh của lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp”, ông Muộn cho hay.

Nguồn: NNVN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 31513

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 467561

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73514532