Chăm sóc cây ăn trái |
GS.TS Trần Văn Hậu, giảng viên cao cấp Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) cho biết, vấn đề đậy cỏ, rơm quanh gốc cây ăn trái của nhiều bà con nông dân áp dụng trong mùa nóng sẽ giúp cây tránh bị ánh nắng táp vào gốc. Nhiệt độ quanh gốc tăng lên sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, cây sẽ bị sựng không lớn. Hạn chế sự xói mòn đất, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, suy thoái đất. Chủ động giữ nước ở trong mương là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công đến canh tác rải vụ hiện nay, nhất là trong vấn đề xử lý cây ra hoa, phòng chống hạn mặn.
Chia sẻ về vấn đề quản lý dịch hại mùa khô, nhất là trên cây sầu riêng, Th.S Huỳnh Thanh Lộc, công tác tại Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Cây ăn quả Miền Nam cho biết: “Trên cây sầu riêng các loại bệnh hại thường tấn công. Ở giai đoạn đọt non mùa nắng thì hay bị rệp xanh, rầy phấn, bọ trĩ. Lá hơi cứng chút thì thường bị nhện đỏ. Chúng ta cần phải phòng trị là chính. Nếu một cơi đọt không kịp phòng trị thì cần phải theo dõi sát sao ở cơi đọt thứ hai để phòng trị kịp thời. Nếu không cây sẽ suy kiệt”.
Chia sẻ thêm với bà con nông dân về công tác quản lý vườn cây ăn trái mùa khô, kỹ sư Phạm Văn Huy, đại diện Cty Behn Meyer Agricare Việt Nam cho hay, ngoài việc quản lý nước giữ ẩm cho gốc cây thì chúng ta cần phải bổ sung thêm một thành phần số dưỡng chất cho cây trồng phát triển, đặc biệt là một số cây trong giai đoạn làm đọt, bà con có thể bổ sung thêm một số dòng sản phẩm hữu cơ GRowel 333. Tùy theo từng giai đoạn của cây. Đối với dòng sản phẩm này thì hàm lượng đạm lân kali là 3-3-3. Bên cạnh đó có thành phân hữu cơ 40% có thêm thành phần trung, vi lượng bên trong để chúng ta bổ trợ giữ nền ẩm cho môi trường gốc để hạn chế sự thất thoát hơi nước.
Kỹ sư Huy cũng cho biết thêm, bên cạnh nền hữu cơ thì chúng ta có thể bổ sung thêm một số dòng sản phẩm giai đoạn làm đọt vào mùa nắng này như ENTEC 25-15, Entec 20-10-10. Hai dòng này có đặc điểm là nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Âu. Bên cạnh đó sử dụng thêm công nghệ DMPP, sử dụng hai dạng đạm đạm nitrat và đạm amon. Khi bón vào môi trường gốc thì đạm nitrat cây sẽ hấp thu trước trong vòng 4-5 ngày, còn đạm amon sẽ chuyển hóa thành đạm nitrat thông qua quá trình nitrat hóa sau 8-10 ngày, hạn chế sự thất thoát phân đạm. Cây trồng ăn được lâu và bền hơn, đảm bảo cây phát triển đồng đều.
Bên cạnh yếu tố bón phân dưới môi trường gốc thì Công ty BM có bổ trợ một số phân bón lá, chúng ta phun trên bề mặt lá. Thứ nhất, vào giai đoạn làm đọt có thể phun Hakaphot 30-10-10. Thứ hai, có thể bổ trợ Bascfoliar Combi-Stipp với thành phần 9 đạm 15 canxi. Đạm thì kích thích cây ra đọt bên cạnh đó canxi thì tăng độ xanh.
Cty BM còn có thêm dòng sản phẩm là Basfoliar Kelp giúp cây trồng tăng khả năng trao đổi chất, phát triển khỏe mạnh chống chịu lại những điều kiện bất lợi như độ cao, khô hạn cây bị sốc thuốc, stress. Mùa nắng chúng ta nên chú ý rầy xanh và nhện. Nếu cây đang trong giai đoạn nuôi trái thì chú ý rệp sáp.
Nói về yếu tố giúp chăm sóc vườn cây ăn trái thành công vào mùa khô, GS. Trần Văn Hậu cho biết thêm: Hầu hết các loại cây ăn trái đều có từng giai đoạn khác nhau. Để đạt năng suất và chất lượng cao cần chú ý đến giai đoạn đầu, giai đoạn làm đọt của cây chuẩn bị làm bông. Làm tốt hai giai đoạn này thì cây mới đạt năng suất. Các loại cây ăn trái có giá trị ở ĐBSCL như xoài nhãn, sầu riêng măng cụt, chôm chôm, vú sữa... hầu hết đều sinh trưởng gián đoạn. Mỗi một giai đoạn thì nó đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và kỹ thuật chăm sóc khác nhau. Do đó, bà con nhận thức được việc đó, tức là làm đọt thì phải bón phân như thế nào, tưới nước như thế nào thì đây là một trong những yếu tố giúp chăm sóc cây ăn trái thành công. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn