20:16 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Bình: Nhiều địa phương công bố hết dịch tả lợn Châu Phi

Thứ sáu - 27/09/2019 12:30
Lực lượng Thú y Quảng Bình phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc ngăn chặn, bao vây dập DTLCP. Nhờ vậy, sau đợt mưa lũ, tình hình dịch bệnh được kiềm chế, số địa phương công bố hết dịch tăng cao…
Kiểm soát ô tô ra vào vùng có dịch.

Theo ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh Quảng Bình, tính từ ngày phát hiện ổ dịch đầu tiên (13/6), đến ngày 27/9, toàn tỉnh có 149 hộ thuộc 25 xã của 6 huyện, thành phố có dịch DTLCP,  tổng số lợn tiêu hủy  gần 1.200 con, trọng lượng tiêu hủy gần  62.000 kg.

Nhờ làm tốt công tác bao vây, ngăn chặn dịch nên đã có  22/25 xã đã công bố hết dịch hoặc đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn ốm chết do bệnh DTLCP.

Hiện nay, có  3 xã đang có dịch TLCP là xã Duy Ninh, Võ Ninh (huyện Quảng Ninh); xã Ngư Thủy Nam (huyện Lệ Thủy), với ổng số lợn tiêu hủy là 162 con.

Huyện Lệ Thủy vừa ra quyết định công bố hết dịch TLCP tại các xã là Lộc Thủy, Xuân Thủy, Phú Thủy, Mai Thủy, Ngư Thủy Trung…

Ngay khi phát hiện ổ dịch tại xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy đã khẩn trương tiêu hủy toàn bộ đàn lợn tại ổ dịch, đồng thời triển khai các biện pháp dập dịch và phòng chống dịch lây lan. Theo ông Nguyễn Xuân Vương, Trưởng phòng NN-PTNT huyện thì hiện  Lệ Thủy chỉ còn 1 xã là còn dịch.

Tiêu hủy lợn mắc bệnh theo đúng quy trình

Mặc dù đã công bố hết dịch tại một số địa phương trên địa bàn, tuy nhiên, nhận định dịch vẫn diễn biến phức tạp nên Lệ Thủy đã chủ động hướng dẫn các hộ chăn nuôi tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện chăn nuôi lợn theo hướng sinh học. 

“Chúng tôi tiếp tục ráo riết chỉ đạo công tác dập dịch; phun tiêu độc khử trùng vùng bị uy hiếp và vùng phụ cận. Thành lập và duy trì hoạt động 3 chốt kiểm dịch trên tuyến đường 30, tỉnh lộ 16 và tại chợ Mai”- ông Vương cho biết thêm.

Cũng theo ông Vương, các xã cũng đã thành lập các chốt kiểm dịch trên địa phận xã. Đồng thời, tăng cường vệ sinh môi trường, tuyên truyền người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Phun tiêu đọc khử trùng phương tiện đi qua vùng dịch

Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh rất khó lường, không theo quy luật nhất định. Nhiều ổ dịch nằm cách biệt ở xã miền núi, cách xa đường lớn, ít người qua lại. Do đó, nguy cơ dịch bệnh DTLCP lây lan rộng ra các địa phương trên toàn tỉnh vẫn rất cao.

Theo Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh trong tuần (từ ngày 21-27/9), tại  4 hộ gia đình ở xã Sơn Hóa (huyện Tuyên Hóa), Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy), Đồng Sơn (TP Đồng Hới) báo có hiện tượng lợn ốm chết.  Chính quyền địa phương và lực lượng túy y đã thực hiện tiêu hủy lợn chết, phun tiêu đọc khử trùng và lấy mẫu xét nghiện  ASF.

Theo ông Tám, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn Quảng Bình ở mức độ nhỏ lẻ tại các hộ gia đình hay gia trại quy mô nhỏ. “Các trang trại có số đàn từ vài trăm con trở lên đều đang được phòng chống khá tốt. Chưa có biểu hiện lây bệnh”- ông Trần Công Tám cho hay.

Phun tiêu đọc ở vùng vừa bị mưa lũ ngập

Khi mưa lũ vừa rút, lực lượng thú y phối hợp cùng chính quyền địa phương khẩn trương phun thuốc tiêu độc khử trùng tại khu chăn nuôi của các hộ dân. “10.000 lít hóa chất do Trung ương hỗ trợ sau mưa lũ cũng đã được phân bổ cho các địa phương để kịp thời sử dụng trong nhiệm vụ phòng chống dịch”- ông Tám nói.Dù ở quy mô nhỏ, nhưng sự lây lan dịch có xu hướng “nhảy cóc”. Ví dụ chỉ xuất hiện ở huyện miền núi Minh Hóa  ở vài điểm của 1 xã, sau đó dịch lại xuất hiện vài hộ ở một số xã thuộc huyện Quảng Ninh  (cách xa nhau gần 200 km). Vì vậy, tại Quảng Bình, chưa phát hiện địa phương nào có hiện tượng dịch lây lan ra diện rộng, liền kề.

Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh vẫn đang phối hợp chặt chẽ cùng các ngành, địa phương tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống bệnh dịch tả lợn. Phân công cán bộ phụ trách các địa bàn nhằm tăng cường giám sát, theo dõi và hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác phòng, chống bệnh dịch. Ông Trần Công Tám nhấn mạnh: “Phải vượt lên khó khăn, làm tốt công tác vệ sinh môi trường chăn nuôi; tăng cường kiểm soát động vật, sản phẩm động vật vào, ra địa bàn tỉnh”.

Kiểm soát chặt chẽ lượng lợn thịt xuất ra ngoại tỉnh

Do tình hình DTLCP không có biến động lớn và được kiểm soát chặt nên lượng lợn thịt của Quảng Bình xuất bán cho các tỉnh phía Bắc khá nhiều. Theo đó, trong tháng 9, đã có gần 5.000 con lợn (có trọng lượng từ 80-100kg/con)  được xuất bán cho các tỉnh phía bắc.                          

TÂM PHÙNG/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 548

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 544


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1337361

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68567524