14:17 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Ngãi: 76.989 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp

Thứ năm - 12/11/2015 10:10
Điều đáng nói là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh ngày càng có nhiều gương nông dân điển hình tiên tiến; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao…
Một trong những phòng trồng nấm linh chi của anh Lê Giang Phong, chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất nấm ở Đức Nhuận, huyện Mộ Đức hàng năm cho thu lãi 500 triệu đồng.

Hàng năm, số hộ đăng ký phấn đấu đạt tiêu chí SXKD giỏi chiếm tới 55% số hộ nông dân cả tỉnh (trên 90 ngàn hộ), trong đó hơn 70% số hộ đạt danh hiệu “nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” các cấp. Tính đến cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh đã có 76.989 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp (tăng gần 5.000 hộ so với năm 2012). Trong đó cấp Trung ương: 81 hộ, cấp tỉnh: 1.828 hộ, cấp huyện: 9.145 hộ và cấp cơ sở là 65.935 hộ. Điều đáng nói là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh ngày càng có nhiều gương nông dân điển hình tiên tiến; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình của ông Hồ Văn Đạt ở xã Trà Trung, huyện Tây Trà hàng năm cho thu lãi gần 200 triệu đồng từ trồng rừng và nuôi trâu, bò vỗ béo; ông Nguyễn Văn Lộng ở xã Bình Châu với mô hình chế biến hải sản có thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động ở địa phương; hộ ông Nguyễn Văn ở xã Bình An, huyện Bình Sơn với mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng có thu nhập khoảng 250 - 350 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 10 lao động; hay như mô hình của anh Ngô Văn Sơn ở thôn Tú Sơn 1, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức với trang trại chăn nuôi trâu, bò, gà và chăn nuôi heo khép kín  hàng năm cho thu lãi hơn 500 triệu đồng...
Cùng với sự phát triển kinh tế, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được nông dân ứng dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả cao. Nhiều hộ gia đình đã mua sắm được trang thiết bị máy móc, từng bước cơ giới hóa quá trình sản xuất nên năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Tiêu biểu như anh Nguyễn Hoài ở xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn hằng năm thu lãi hơn 300 triệu đồng từ mô hình nuôi heo theo công nghệ sử dụng điện sinh học từ hầm khí Biogas phục vụ trong chăn nuôi và sinh hoạt gia đình; Hộ ông Nguyễn Hồng Tự, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn đã mạnh dạn đầu tư máy móc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, làm dịch vụ như: máy làm đất, máy gặt đập liên hợp và sản xuất lúa giống có năng suất cao cung cấp cho các công ty trong và ngoài tỉnh, hàng năm thu lãi hơn 350 triệu đồng…
Đặc biệt, có nhiều nông dân trở thành chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, như ông Trần Thanh Trầm ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ với cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản doanh thu hàng năm hơn 4 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 – 20 lao động với mức lương từ 4,5 – 5 triệu đồng/người/tháng; hay như anh Lê Giang Phong, Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất nấm ở Đức Nhuận, huyện Mộ Đức hàng năm cho thu nhập 500 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động ở địa phương, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật làm, bảo quản nấm và liên kết sản xuất với nhiều đơn vị, cá nhân trong tỉnh…
Điểm nổi bật trong phong trào này là các nông dân đã biết liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật thông qua các tổ liên kết, như: Câu lạc bộ chăn nuôi heo mang tên “Thành Công" do nhiều hội viên nông dân ở các xã: Bình Nguyên, Bình Thạnh, Bình Thuận, Bình Chánh (huyện Bình Sơn) thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả, mang lại thu nhập cao, ổn định cho các thành viên trong CLB, trở thành mô hình điển hình cho nhiều địa phương khác đến học hỏi, làm theo; hay như Tổ nông dân liên kết "góp vốn quay vòng giúp nhau phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững" ở thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh đã được hình thành từ năm 2009 do các tổ Hội Nông dân đứng ra tuyên truyền, vận động hội viên nông dân góp vốn giúp những hộ nghèo có vốn chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế hộ gia đình. Với hình thức "tiết kiệm" mỗi hộ gia đình đóng góp 100 nghìn đồng/tháng để đóng góp cho tổ và đến tháng cuối quý tổ sẽ "dốc ống" cho một thành viên khó khăn trong tổ mượn để có vốn chăn nuôi. Cứ thế càng ngày nguồn quỹ đóng góp này lớn dần và nhân ra cho các thành viên trong tổ đều có vốn để sản xuất. Đến nay tổ này đã có nguồn quỹ hơn 300 triệu đồng và đã có hàng chục hộ được vay quay vòng để chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh, buôn bán nâng cao thu nhập cho gia đình.
          Đồng hành với phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi ở Quảng Ngãi là các chi nhánh Ngân hàng NN& PTNT, Ngân hàng CSXH đã phối hợp với các cấp Hội để hướng dẫn, tín chấp cho trên 80.000 lượt hộ vay với tổng dư nợ đến nay là 1.700 tỷ đồng. Từ những nguồn vốn này đã thúc đẩy phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi của tỉnh ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững ở địa phương. Cũng từ phong trào này mà tổ chức Hội Nông dân ngày càng nâng cao vai trò, vị thế và thu hút ngày càng nhiều nông dân vào tổ chức Hội. Phong trào thực sự mang lại ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc; là cơ hội, điều kiện thuận lợi để nông dân học tập, tiếp thu những tiến bộ KHKT, tạo mối liên kết bền chặt giữa 4 nhà (Nhà nông – Nhà khoa học – Nhà Doanh nghiệp – Nhà nước) góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phong trào xây dựng nông thôn mới./.
Theo Hội Nông dân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 285


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 493147

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73540118