Năm 2013, Quảng Ninh đã triển khai 13 dự án chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015, với tổng kinh phí thực hiện là 112,5 tỷ đồng; xây dựng được 21 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp.
CôngThương - Quảng Ninh đã rất quan tâm, hỗ trợ kinh phí để đầu tư vào đào tạo nghề; đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng; hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, phát triển sản phẩm thủ công như: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gỗ ván ghép thanh từ gỗ keo phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu của Công ty TNHH XD Đông Triều (Đông Triều) với tổng kinh phí đầu tư 5 tỷ đồng; đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng xưởng chế biến lâm sản làm mộc dân dụng của doanh nghiệp tư nhân Sinh Hoà (Hoành Bồ) với tổng kinh phí đầu tư 2,3 tỷ đồng; đầu tư thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất gạch ép bê tông của Công ty CP TM&DV Hương Trang (Vân Đồn)…
Khó khăn nhất hiện nay là phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) gặp khó khăn về nguồn vốn; thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ lẻ, hầu hết phát triển theo hướng tự phát; nhận thức của một số địa phương, tổ chức và cá nhân khi triển khai và thực hiện các hoạt động khuyến công còn nhiều khó khăn hạn chế.
Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, Sở Công Thương Quảng Ninh đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy phát triển CN-TTCN theo quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp toàn quốc, từng vùng và từng địa phương giai đoạn từ nay đến năm 2015 - 2020, tầm nhìn 2030... Đồng thời tổ chức tốt các chương trình khuyến công, đẩy mạnh phát triển CNNT theo hướng nhanh và bền vững, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới...
Anh Việt
Theo baocongthuong.com.vn