18:21 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quyết liệt giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm

Chủ nhật - 19/08/2018 00:16
Đứng trước vấn nạn mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày một gia tăng, hệ thống MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có cách làm quyết liệt, sáng tạo và đưa ra nhiều giải pháp triệt để nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hưng Yên đang ngày càng được chú trọng.

Giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hưng Yên đang ngày càng được chú trọng.

Thay đổi nhận thức

Có dịp đặt chân đến xã Yên Phú mới cảm nhận hết được không khí làm việc của bà con nông dân nơi đây. Những mảnh ruộng cằn cỗi được phủ một màu xanh non tươi của những loại rau màu trồng theo phương pháp mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Chị Phạm Thị Gái ở thôn Mễ Hạ vui vẻ cho biết, thu nhập từ trồng rau cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Gia đình chị thu nhập từ mỗi sào rau đạt 15-30 triệu đồng. Để làm được như thế, vợ chồng chị đã tham gia một số lớp tập huấn về trồng rau an toàn trực tiếp trên mô hình. Tuy nhiên để canh tác theo đúng quy trình rau an toàn thì người dân cũng gặp phải khó khăn về vốn để xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới tiêu, bao tiêu sản phẩm đầu ra. Vì vậy, nhiều hộ trồng rau như nhà chị Gái tới nay mới dám áp dụng một phần quy trình VietGAP.

Chủ tịch xã Yên Phú, ông Hoàng Hữu Hùng, cho hay thói quen canh tác của người dân bắt đầu thay đổi cách đây khoảng 10 năm sau khi xã triển khai tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn ở từng thôn theo chương trình IPM, VietGap. Từ những nông dân đầu tiên, thói quen canh tác rau an toàn đã lan toả ra cả xã Yên Phú. Bản thân người dân nhận thức rất rõ về lợi ích của việc sản xuất rau an toàn đối với việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Đặc biệt với sự thay đổi thời tiết thất thường như hiện nay, nếu áp dụng mô hình rau an toàn sẽ giảm bớt thiệt hại cho nông dân. Đứng trước lợi ích to lớn mà trồng rau theo phương thức mới đem lại, người nọ bảo người kia nên đến nay cả xã Yên Phú canh tác theo chương trình VietGap.

Với đặc thù là một tỉnh giáp ranh và cung cấp một lượng thực phẩm lớn cho Hà Nội nên vấn đề VSATTP được tỉnh đặc biệt quan tâm. Theo ông Nguyễn Văn Doanh- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được trên 10 mô hình sản xuất rau quả, thực phẩm an toàn. Dự định trong thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy nhanh việc mở rộng các mô hình sản xuất thực phẩm sạch với 4 đầu việc chính đó là: Vận động các hộ nông dân ký cam kết để giám sát lẫn nhau; thực hiện thu gom, tiêu huỷ vỏ, bao bì hoá chất, thuốc trừ sâu; thành lập các tổ vay vốn hỗ trợ sản xuất thực phẩm an toàn; tổ chức tập huấn cho nông dân trên cơ sở mô hình đang triển khai.

Với cách làm bài bản, có kế hoạch cụ thể, hệ thống sản phẩm sạch trên địa bàn tỉnh sẽ được mở rộng, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất mà thị trường yêu cầu.

Mặt trận chủ động vào cuộc

Trước thách thức về ATTP, hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã không đứng ngoài cuộc mà bắt tay ngay vào tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức trong việc sản xuất cũng như tiêu thụ thực phẩm sạch. Việc làm này đang được Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, MTTQ các huyện, thành phố triển khai tích cực thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và gắn với việc bảo vệ môi trường, sản xuất, tiêu dùng nông sản thực phẩm sạch. Đồng thời, tổ chức phối hợp với các ban, ngành xây dựng văn bản chỉ đạo, phối hợp giám sát, vận động và tuyên truyền tới nhân dân thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên còn xây dựng, duy trì và nhân rộng 15 mô hình điểm về ATTP đối với bếp ăn tập thể và cơ sở dịch vụ ăn uống. Với những mô hình do MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn Ban Thường trực UB MTTQ các huyện, thành phố để mỗi địa phương xây dựng ít nhất một mô hình trồng rau an toàn hoặc chăn nuôi an toàn.

Tiêu biểu như mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Phú Thịnh, huyện Kim Động hay mô hình hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt ở huyện Văn Lâm; hợp tác xã thủy sản Hưng Thắm ở xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào; hợp tác xã Thủy sản xã Hạ lễ, huyện Ân Thi sản xuất với phương thức hợp tác liên kết nuôi cá theo qui trình VietGAP….

Theo ông Nguyễn Minh Hanh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, khi thực hiện mô hình này, tại mỗi khu dân cư, trưởng Ban Công tác Mặt trận và trưởng các Chi hội, Chi đoàn của các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt việc tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm ATTP của các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và chế biến, kinh doanh thực phẩm ở cộng đồng dân cư để chuyển đến cấp thẩm quyền xử lý theo quy định. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, hướng dẫn các thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện VSATTP; hướng dẫn các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố ký cam kết thực hiện VSATTP…đạt những kết quả nhất định.

“Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền, vận động làm cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, những người quản lý, sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng nhận thức đầy đủ tầm quan trọng về công tác bảo đảm VSATTP đối với đời sống xã hội, đến sức khỏe con người, nhận thức được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với vấn đề ATTP gắn với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội bền vững của tỉnh”- ông Hanh nói.

Các ngành chức năng tỉnh Hưng Yên đã thành lập 528 đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP. Tổng số cơ sở thực phẩm được kiểm tra, giám sát: 8799 cơ sở, trong đó có 5115 cơ sở đạt, chiếm 58,13%; 3684 cơ sở có vi phạm, chiếm 41,87%. Xử lý vi phạm 274 cơ sở: 11 cơ sở bị đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động; 79 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm; 274 cơ sở bị phạt tiền với tổng số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

Tuệ Phương/http://daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1212442

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71439757