01:17 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rau muống VietGAP thay thế “rau muống nhớt”

Thứ bảy - 23/06/2018 12:14
Đến nay, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Sở NN&PTNT TP.HCM) đã cấp chứng nhận VietGAP cho 112 hộ trồng rau tập trung tại xã Bình Mỹ, Củ Chi và Nhị Bình, Hóc Môn.

Hiện toàn thành phố có 8 xã và phường trồng rau muống nước với diện tích 577 ha. Trong đó, huyện Củ Chi có xã Bình Mỹ là nơi tập trung sản xuất nhiều nhất với 260 ha.

Để tổ chức lại sản xuất rau muống nước theo tiêu chuẩn VietGAP, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM đã tổ chức lấy mẫu đất, nước phân tích, đồng thời xây dựng mô hình trồng rau muống nước VietGAP, chủ yếu tại xã Nhị Bình (Hóc Môn) và Bình Mỹ (Củ Chi).

Trung tâm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật thành phố đã triển khai tập huấn cho bà con nông dân trồng rau muống.

Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp xây dựng logo rau muống nước VietGAP và quy chế sử dụng logo cho tổ hợp tác ở xã Nhị Bình và Bình Mỹ.

Nông dân trồng rau muống nước sau tập huấn nắm được quy trình sản xuất an toàn, giảm phun thuốc và bón phân.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP được hỗ trợ kết nối đầu ra với giá cao hơn thị trường.

Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ với hệ thống siêu thị Co.opmart, SATRA cùng các Hợp tác xã Thỏ Việt, Phú Lộc, Phước An, Mai Hoa, Ngã Ba Giồng, Công ty Sông Xanh, Công ty Sông Khang, Công ty Hiệp Nông, hệ thống siêu thị Bách hóa Xanh... Giới thiệu sản phẩm với các bếp ăn công nghiệp và bếp ăn các trường học.

Tuy nhiên, sản lượng rau muống nước đạt tiêu chuẩn VietGAP tiêu thụ chưa nhiều như mong đợi.

Lượng rau muống tiêu thụ ổn định qua hợp đồng khoảng 1,5 tấn/ngày (trong tổng số 25 tấn đạt tiêu chuẩn VietGAP), chiếm khoảng 6% sản lượng thu hoạch hàng ngày. Số còn lại bán ra thị trường, giao về các chợ.

Từ lúc được tập huấn kỹ thuật trồng rau muống nước theo tiêu chuẩn VietGAP, chị Đỗ Thị Huệ ở ấp 8, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM hiểu được quy trình sản xuất an toàn, phun thuốc bón phân định kỳ, có ghi chép theo dõi chứ không phun thuốc quá nhiều như trước kia, nhất là các chất nguy hại như nhớt thải. Mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 600 - 1.000 kg.

Tuy nhiên, chị Huệ cho biết, chị chuyển sang canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng chủ yếu giao cho thương lái hoặc bán hàng chợ. Lúc trước, có người siêu thị đến hỏi mua nhưng mua với giá thấp hơn thị trường, sau đó không thấy siêu thị nào đến hỏi mua rau muống VietGAP.

Anh Trần Văn Kiên ở ấp 8, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM cho biết, sau khi được tập huấn và cấp chứng nhận VietGAP cho 8.000 m2 rau muống nước, mỗi ngày anh cắt 500 kg nhưng phần lớn vẫn giao hàng chợ, chỉ số ít giao cho hệ thống VinEco với giá cao hơn khoảng 500 - 1.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Sản lượng rau thì rất nhiều nhưng bán được rất ít cho các cửa hàng rau sạch hay siêu thị.

So với cách trồng rau trước đây, anh Kiên ứng dụng kỹ thuật trồng rau cho năng suất và chất lượng cao hơn, giảm được số lần phun thuốc. Sản xuất rau đạt an toàn nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Anh Kiên mong muốn được cung cấp sản phẩm rau muống an toàn vào các siêu thị nhiều hơn. Rau muống đạt tiêu chuẩn VietGAP chưa được tiêu thụ mạnh qua các kênh siêu thị, hợp tác xã do nhiều nguyên nhân, trong đó có giá cả thị trường lên xuống. Lúc giá rau tăng cao, nông dân không bán rau theo giá hợp đồng. Mặt khác, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng giá bán lại không chênh lệch gì so với rau trồng không theo tiêu chuẩn nên nhiều nông dân không chú trọng.

Ngoài ra, đa số người trồng rau muống nước là dân nhập cư, chỉ thuê đất trồng rau nên không thể xây dựng khu sơ chế, đóng gói rau đạt yêu cầu nên khó đưa hàng vào các siêu thị.

Trong khi đó, kế hoạch xây dựng 3 nhà sơ chế cho vùng rau muống nước VietGAP của thành phố chưa thực hiện được.

Để tìm đầu ra cho rau muống nước VietGAP, Trung tâm khuyến nông TP.HCM sẽ phối hợp Công ty chợ đầu mối Tân Xuân để có thể bố trí điểm bán rau VietGAP cho nông dân trong dự án. Đồng thời, sẽ thường xuyên kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng sản phẩm rau muống nước. Qua kiểm tra, sẽ không cho các sản phẩm không an toàn và không đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại các chợ.

Để tạo sản phẩm an toàn cung ứng cho thị trường, tránh tái lập rau muống bẩn, “rau muống nhớt”, TP.HCM tiếp tục triển khai xây dựng vùng rau muống nước theo quy trình VietGAP do Trung tâm khuyến nông TP.HCM và Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật thực hiện với hơn 132 ha/337,5 ha đang sản xuất.

 
THEO PHƯƠNG DUY/ KHOA HỌC PHỔ THÔNG
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 244

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 31398

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 147268

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60469225