14:14 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn là nguy cơ hại lúa

Thứ bảy - 19/08/2017 00:05
Như đã dự báo nhiều lần, rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) là mối đe dọa của người trồng lúa khu vực Cà Mau. Các tỉnh khu vực này đã hướng dẫn người dân tăng cường công tác phòng ngừa, nhưng xem ra người trồng vẫn chưa hết lo.

Cảnh giác với rầy nâu, bệnh VL-LXL hại lúa

Bạc Liêu xuống giống vụ lúa hè thu với 58.818ha, đạt 100% kế hoạch; trong đó, lúa đang giai đoạn đẻ nhánh là 30.180ha, làm đòng 22.475ha, trổ bông 5.933ha. Đồng thời đã xuống giống lúa cao sản 1.251ha. Nhìn chung, các trà lúa đang sinh trưởng, phát triển tốt. Song, hiện nay, rầy nâu, VL-LXL đang phát sinh, có nguy cơ gây hại trên lúa.

Thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, vụ hè thu 2017, diện tích nhiễm bệnh VL-LXL ở các tỉnh, thành phía Nam trên 7.000ha, chủ yếu ở khu vực ĐBSCL.

Tại Bạc Liêu, trên trà lúa đông xuân 2016 - 2017, rầy nâu có phát sinh nhưng nhờ được phòng trừ tốt nên không ảnh hưởng đến năng suất. Còn ở vụ lúa hè thu sớm 2017, rầy nâu đã phát sinh từ giữa tháng 7.2017, mật số trung bình 2.000 - 3.000 con/m2, có nơi lên đến 7.000 - 8.000 con/m2, có thể gây cháy rầy và truyền bệnh VL-LXL. Hiện nay, diện tích lúa trong tỉnh nhiễm rầy nâu là 20.500ha; trong đó diện tích nhiễm nặng là 5.000ha, diện tích cần phòng trừ là 14.500ha.

Bệnh VL-LXL đã xuất hiện rải rác với tỷ lệ thấp trên trà lúa hè thu 2017 tại một số xã của 2 huyện Hồng Dân và Phước Long (khoảng 120ha, tỷ lệ bệnh 0,3 - 0,5%). Bệnh có chiều hướng phát triển, gia tăng và gây thiệt hại nặng nề trong thời gian tới ở các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Đây là nguồn bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị. Do đó cần phòng trừ rầy nâu triệt để; nhổ bỏ, chôn vùi cây lúa bị bệnh để tránh lây lan mầm bệnh.

Theo dự báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, giữa tháng 7 đến giữa tháng 8.2017 có 2 đợt rầy nâu phá hại lúa hè thu, cao sản; có thể gây cháy rầy và truyền bệnh VL-LXL.

Rầy nâu đợt 2 sẽ xuất hiện từ giữa tháng 8.2017, dự kiến mật số trung bình 3.000 - 4.000 con/m2, có nơi lên đến 9.000 - 10.000 con/m2. Rầy nâu di trú có mang mầm bệnh VL-LXL nên khả năng phát triển bệnh trên trà lúa thu đông và đông xuân là rất cao.

Chủ động phòng trừ rầy nâu, bệnh VL-LXL

Để chủ động phòng trừ rầy nâu, bệnh VL-LXL, ngay từ đầu năm 2017, Sở NNPTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 1.3.2017 về phòng trừ rầy nâu, bệnh VL-LXL và bệnh đạo ôn trên lúa. Sở NNPTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với UBND, Phòng NNPTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đồng bộ một số giải pháp phòng chống dịch bệnh.

Theo ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NNPTNT: “Sở chỉ đạo các Phòng NNPTNT củng cố hệ thống bẫy đèn, theo dõi chặt chẽ các đợt rầy nâu di trú. Chỉ đạo xuống giống né rầy, hạn chế phát sinh bệnh VL-LXL. Tiếp tục lấy mẫu rầy gửi Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và các đơn vị chuyên môn phân tích xác định nguồn rầy mang vi-rút gây bệnh. Khuyến cáo bà con nông dân đẩy mạnh áp dụng các chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), giảm mật độ gieo sạ lúa và lượng phân đạm…”.

Ngoài ra, ngành chức năng đã cử cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, nắm tình hình phát sinh, gây hại của rầy nâu, bệnh VL-LXL. Hướng dẫn nông dân thực hiện thu gom, tiêu hủy cây lúa bị bệnh VL-LXL cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để đưa tin kịp thời tình hình diễn biến rầy nâu, bệnh VL-LXL và các biện pháp phòng chống đến với nông dân. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhằm đáp ứng tốt nhu cầu, chất lượng thuốc bảo vệ thực vật cho người dân. Đồng thời, Sở NNPTNT đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xây dựng kế hoạch mua thuốc dự phòng để hỗ trợ dập dịch rầy nâu; không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.

HOÀNG HUY/ Lao động
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 493003

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73539974