21:01 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rộng cửa cho nông dân sang Nhật làm việc

Thứ sáu - 10/08/2018 05:28
Nhật Bản đang có phương án mở rộng việc tiếp nhận lao động người nước ngoài nhằm giải quyết việc thiếu hụt nghiêm trọng lao động trong các ngành xây dựng, nông nghiệp, điều dưỡng, đóng tàu... Đây là cơ hội lớn cho lao động Việt Nam.

Hướng đến lao động phổ thông

Nguồn tin của Bộ LĐTBXH Việt Nam cho biết, Nhật Bản đang đứng trước sự thiếu hụt lao động nghiêm trọng, bởi vậy nước này đã phải sử dụng người lớn tuổi, phụ nữ trong nhiều nhóm ngành công nghệ thông tin, dịch vụ.

Vì vậy, tháng 6 vừa qua, Hội đồng kinh tế và chính sách tài chính của Nhật Bản đã thông qua một loạt chính sách liên quan đến việc tiếp nhận lao động nhập cư. Trong đó, đối tượng điều chỉnh của chính sách này hướng đến các lao động kỹ năng thấp, lao động phổ thông ở một số lĩnh vực thiếu hụt lao động.

rong cua cho nong dan sang nhat lam viec hinh anh 1

Điều dưỡng Việt Nam làm việc tại Nhật Bản. Ảnh:  Minh Nguyệt

Chính sách mới sẽ cho phép các thực tập sinh sau khi kết thúc chương trình thực tập kỹ năng 3 năm vẫn có thể tiếp tục ở lại Nhật lấy visa (thị thực) lao động thêm tối đa 5 năm nữa. Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết đang xem xét cho phép những người có visa lao động có thể ở lại Nhật vô thời hạn nếu vượt qua các kỳ thi điều kiện trong 5 năm sống tại Nhật. Những người xin cấp visa mới này sẽ phải vượt qua kỳ thi kiểm tra kỹ năng liên quan và đáp ứng trình độ thành thạo tiếng Nhật nhất định để được phê duyệt hồ sơ.

Ngoài việc nới lỏng thời gian lưu trú, chính sách mới còn giảm bớt yêu cầu về ngoại ngữ cho lao động làm trong các ngành xây dựng, nông nghiệp, đánh bắt cá và nhiều ngành “khát” lao động khác. Người lao động không cần thiết phải đạt tới trình độ N4 mà chỉ cần ở mức có thể nghe được những câu hiệu lệnh đơn giản. Dự kiến, tháng 4.2019, các hiệp hội ngành nghề của 5 ngành gồm: Xây dựng, nông nghiệp, điều dưỡng, khách sạn và đóng tàu sẽ đưa ra một bài kiểm tra chi tiết của ngành để đánh giá các lao động muốn xin visa việc làm trong ngành đó.

Cùng với việc mở rộng ngành nghề thì tư cách lưu trú của lao động làm trong 18 ngành hiện tại cũng sẽ được nới rộng thêm một bậc để thu hút lao động dễ dàng. Nhật Bản sẽ tăng số lượng người tiếp nhận, nới lỏng điều kiện đánh giá chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế. Một số ngành thiếu nhiều lao động có thể được ưu tiên đầu tiên là nông nghiệp, hộ lý.

Với việc đưa ra những thay đổi trong chính sách nhập cư, mục tiêu của Chính phủ Nhật Bản hướng tới là đến năm 2025 sẽ thu hút được 500.000 lao động nước ngoài có trình độ tương đối thấp được làm việc tại 5 lĩnh vực nêu trên. Cụ thể, theo tính toán chỉ riêng ngành xây dựng, dự kiến đến năm 2025, Nhật Bản sẽ thiếu hụt khoảng 780.000 - 930.000 lao động; ngành nông nghiệp thiếu hụt 46.000 - 103.000 lao động vào năm 2023. Ngành điều dưỡng kỳ vọng thu hút thêm 1 vạn điều dưỡng nước ngoài mỗi năm.

Ưu đãi lao động nông nghiệp

Theo ông Nguyễn Gia Liêm - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), năm 2015 Việt Nam chỉ đưa 27.010 lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc. Đến năm 2017 có 54.504 lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.

Ông Liêm cho biết, trong khi các thị trường khác vẫn có nhu cầu tiếp nhận ổn định, thì nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam tại thị trường Nhật Bản ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề. Với việc điều chỉnh chính sách mới cho phép lao động được ở lại làm việc 5 năm, ông Liêm nhận định đây sẽ là cơ hội cho các lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trường này.

“Bên cạnh việc dành cơ hội cho những lao động phổ thông thì Nhật Bản cũng sẽ có nhiều vị trí làm việc cho những lao động trí thức, tuyển dụng theo chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên với nhiều ưu đãi đặc biệt. Đây là những điểm chính làm cho thị trường lao động Nhật Bản sẽ rất sôi động trong thời gian tới” -  ông Liêm chia sẻ.

Đặc biệt, thời gian tới Nhật Bản cũng có chính sách khuyến khích tiếp nhận lao động làm trong ngành nông nghiệp như gỡ bỏ lệnh cấm đối với nông dân người nước ngoài tại các khu chiến lược quốc gia đặc biệt và chỉ định ở 3 khu vực là Niigata, Kyoto, Aichi. Việc này nhằm làm giảm thiểu tình trạng thiếu nhân lực trong ngành nông nghiệp do sự già hóa dân số tại các khu vực này.

Không giống như chế độ Thực tập sinh kỹ năng vừa làm vừa học hỏi kỹ thuật hiện nay, chế độ này chỉ tiếp nhận những nhân lực có chuyên môn kinh nghiệm thực tế. Qua thời gian thí điểm, xem xét những thành tích đạt được tại các khu vực này, sẽ triển khai việc tiếp nhận trên toàn quốc.

Theo đó, kể từ năm 2018, các công ty phái cử sẽ bắt đầu ký kết và phái cử nguồn nhân lực chủ yếu đến từ châu Á cho các công ty nông nghiệp. Tuy nhiên, ứng cử viên không chỉ là người có kinh nghiệm trong ngành nông nghiệp mà cũng cần phải có khả năng tiếng Nhật nhất định.

Tháng 6 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một chính sách nới lỏng thị thực mới, theo đó trước năm 2025, sẽ có khoảng 500.000 lao động tay nghề thấp được phép vào làm việc trong 5 lĩnh vực đang thiếu lao động trầm trọng là: Xây dựng, đóng tàu, chăm sóc người già, nông nghiệp và nhà hàng - khách sạn.

Thời hạn lưu trú của nông dân làm việc tại Nhật là 3 năm, tuy nhiên, trường hợp làm theo mùa vụ ở những vùng đặc khu, sau khi qua Nhật vẫn có thể làm hơn 3 năm. Ví dụ, họ có thể làm việc tại Nhật khoảng 6 tháng mỗi năm, thời gian còn lại sẽ quay về nước và tự do làm công việc của mình, như vậy có thể đi đi về về trong suốt 6 năm. Mức lương có thể còn cao hơn lương của lao động bản địa.

Theo ông Liêm, ngoài ngành nông nghiệp, lao động giúp việc nhà cũng được cân nhắc vào làm việc tại tỉnh Aichi, Tokyo, Kanangawa… Riêng thành phố Niigata cũng đề xuất việc tiếp nhận nhân lực trong lĩnh vực khách sạn và nhân lực chuyên về truyện tranh, phim hoạt hình, thẩm mỹ viện.

Cần có kỷ luật lao động

Mặc dù Nhật Bản đang rộng cửa tiếp nhận lao động, nhưng theo ông Phạm Đỗ Nhật Tân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, thì đây cũng là thách thức lớn buộc người lao động và doanh nghiệp phải khắc phục được những hạn chế trong thời gian vừa qua. Ông Tân bày tỏ: “Thị trường Nhật Bản rộng cửa cho tất cả lao động nước ngoài, nhưng còn tùy thuộc vào khả năng của người lao động. Để cạnh tranh được với các lao động nước khác, lao động Việt Nam cũng phải trang bị kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn nhất định và quan trọng nhất là kỷ cương, kỷ luật lao động”.

Thêm vào đó, Bộ LĐTBXH cũng phải tập trung giám sát, kiểm tra để doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật trong đào tạo và chi phí. Các doanh nghiệp cũng đã tập trung, chú trọng đầu tư nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác xuất khẩu lao động. Đồng thời có chiến lược xây dựng thị trường Nhật thành thị trường trọng điểm của Việt Nam.

Ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, cho biết nhu cầu đi làm việc tại Nhật thời gian tới có thể tăng lên ở một số ngành nghề. Đầu tháng 6, Bộ LĐTBXH đã cho phép 6 doanh nghiệp phía Bắc thí điểm tuyển lao động trong lĩnh vực điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Bộ đang đàm phán giảm nhẹ các điều kiện về ngoại ngữ, tăng phúc lợi bằng hoặc cao hơn với người lao động bản xứ. Trong tháng 8, khi đàm phán xong, sẽ mở rộng cho các doanh nghiệp phía Nam.

“Dân số Nhật Bản đang già hóa, ngoài ngành nghề điều dưỡng, hộ lý, tới đây một số nhóm ngành nghề Nhật rất cần lao động và Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt như nông nghiệp, dịch vụ khách sạn, bảo dưỡng nhà cao tầng… Đặc biệt, Bộ sẽ cho phép các tập đoàn nhân sự của Nhật hợp tác với doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuyển dụng các kỹ sư công nghệ thông tin sang làm việc” - ông Diệp nói.

Ông Nguyễn Thanh Hòa – Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH:

“Cơ hội lớn cho lao động Việt Nam”

 rong cua cho nong dan sang nhat lam viec hinh anh 2

Nhật Bản ngày càng có mong muốn tiếp nhận lao động hơn là tiếp nhận thực tập kỹ năng như hiện nay. Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ già hóa dân số rất cao, vì vậy bằng cách này hay cách khác, họ bắt buộc phải thay đổi chính sách nhằm thu hút nhiều hơn lao động nước ngoài. Đây chính là cơ hội lớn cho lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam”.

Ông Lê Nhật Tân – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần
Phát triển nguồn nhân lực (LOD):

 “Doanh nghiệp Nhật rất mong muốn tiếp nhận lao động Việt Nam”

 rong cua cho nong dan sang nhat lam viec hinh anh 3

So với các thị trường khác, thu nhập của người lao động ở Nhật tốt hơn, điều kiện làm việc cũng tốt hơn. Doanh nghiệp Nhật rất mong muốn tiếp nhận lao động Việt Nam bởi ý thức, cần cù chịu khó, thông minh, nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác. Hiện nay Nhật Bản cũng đang là thị trường trọng điểm được LOD tập trung đưa lao động Việt Nam sang làm việc.

Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước
(Bộ LĐTBXH):

 “Nhật Bản đang thiếu hụt lao động nghiêm trọng”

 rong cua cho nong dan sang nhat lam viec hinh anh 4

Thị trường Nhật Bản sẽ là một trong những thị trường XKLĐ sôi động nhất năm 2018. Năm 2020, Nhật Bản là nước chủ nhà Thế vận hội mùa hè. Hiện nay, Nhật Bản đang gấp rút hoàn thiện các công trình phục vụ cho sự kiện lớn này. Do đó, Nhật Bản hiện đang thiếu hụt lao động nghiêm trọng và đó là cơ hội cho lao động nước ngoài trong đó có lao động Việt Nam. Con số gần 55.000 lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc trong năm 2017 là một minh chứng cho điều này.

M.N



Theo Dân Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: lao động

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 257

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 256


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 511174

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73558145