02:35 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Săn gà “Sách đỏ” chơi Tết

Chủ nhật - 08/01/2017 09:49
Chân không to như gà Đông Tảo, dáng không cao như gà Hồ, không nhiều cựa như gà 9 cựa..., gà Móng “Sách đỏ” có vóc dáng vừa phải, khỏe mạnh, đặc biệt thịt rất thơm ngon, da giòn. Cũng vì thế nên cứ vào dịp cuối năm, gà “Sách đỏ” được người dân săn lùng ráo riết.

Cả xã nuôi gà “Sách đỏ”

Những ngày này, về xã Tiên Phong (Duy Tiên, Hà Nam) - nơi có loại gà duy nhất được ghi vào Sách đỏ, đâu đâu cũng thấy người xuôi, kẻ ngược tìm mua gà quý để đưa về các thành phố lớn làm quà biếu tết. Được ưa chuộng như vậy bởi ngoài chất lượng thịt thơm ngon không kém gà Đông Tảo, giống gà Móng còn có mẫu mã rất đẹp mắt.

Ông Phạm Văn Thập – Trưởng phòng NNPTNT huyện Duy Tiên cho biết, mặc dù gà Móng được liệt vào Sách đỏ, nhưng loại gà này không bị cấm nuôi, buôn bán và vận chuyển, bởi đã qua giai đoạn nguy cấp, do đó đã được nhân rộng nuôi làm thương phẩm. Hiện gà Móng được người dân xã Tiên Phong nuôi rất phổ biến và ngày càng mở rộng quy mô đàn. Không chỉ nuôi để bảo tồn nguồn gen quý hiếm, người dân ở đây cũng đã bắt nhịp với thị trường để buôn bán, làm giàu từ giống gà này.

 san ga “sach do” choi tet hinh anh 1

 Ông Nguyễn Văn Thắm và một trong các con gà Móng “Sách đỏ” thuần chủng, có khách trả tới 5 triệu đồng vẫn chưa bán. Ảnh: Việt Tùng

Theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù là gà bản địa, nhưng mãi tới năm 2003, khi đoàn công tác của Sở NNPTNT Hà Nam về xã Tiên Phong công tác, thấy giống gà này thịt thơm ngon, chân to và có nhiều đặc điểm khác so với các giống gà thường gặp nên đã gửi mẫu lên Viện Chăn nuôi giám định nguồn gen. Kết quả cho thấy đây là gen quý hiếm. Kể từ đó, giống gà này được ghi danh vào Sách đỏ Việt Nam và trở thành loại gia cầm đặc sản duy nhất của vùng này.

“Sở dĩ giống gà này được đặt tên là gà Móng vì nó là gà bản địa, được phát hiện và nuôi nhân giống từ thôn Móng (nay là thôn An Mông, xã Tiên Phong). Cũng từ đó gà Móng được gìn giữ và bảo tồn gen. Đặc điểm của gà Móng là chân khá to, có dáng hình hơi giống gà Hồ (Bắc Ninh), nhưng chất lượng thịt ngon như gà Đông Tảo (Hưng Yên), da ăn giòn sần sật, giá cả lại vừa phải nên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn” – ông Thập cho hay.

Cũng theo ông Thập, hầu như hộ nào ở Tiên Phong cũng nuôi gà Sách đỏ. Hộ ít thì 5 – 10 đôi, nhiều thì vài nghìn con. Từ lâu gà Móng đã được nuôi tách biệt với các giống gà khác, nên tỷ lệ thuần chủng rất cao. Gà Móng cũng đã được một số địa phương lân cận đưa về nuôi, tuy nhiên chất lượng thịt không ngon bằng gà Móng nuôi ở Tiên Phong. Lý giải về điều này, ông Bùi Thanh Tuấn - một chủ trang trại nuôi gà Móng ở thôn Dưỡng Thọ nói: “Có lẽ do điều kiện, khí hậu, thổ nhưỡng đã làm nên một loại gà có chất lượng ngon như vậy. Bởi gà Móng cũng chỉ ăn ngô, thóc như các loại gà khác. Điều khác biệt là địa hình xã Tiên Phong như một “ốc đảo”, như cái móng ngựa chìa ra sông Đáy, khí hậu quanh năm mát mẻ. Một điều đặc biệt nữa, mặc dù các địa phương khác thường xuyên xảy ra dịch cúm da cầm, song ở Tiên Phong chưa bao giờ bị dịch đe dọa”.

“Cháy” gà dịp Tết

Lúc đầu xã chỉ có khoảng 20 hộ nuôi và bảo tồn giống gà Móng, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 80 – 100 con. Đến nay xã có khoảng 700 hộ nuôi gà Móng trên tổng số 800 hộ của xã. Hộ nuôi ít thì 20 – 30 con, nhiều thì vài trăm đến vài nghìn con, tập trung chủ yếu ở thôn An Mông 1, An Mông 2 và thôn Dưỡng Thọ. Điển hình như hộ ông Thắm hiện đang nuôi tới 6.000 con gà Móng Sách đỏ”.
Ông Lê Văn Biên – Chủ nhiệm HTX Tiên Phong

 

Chúng tôi tìm về trại gà của ông Nguyễn Văn Thắm ở thôn Dưỡng Thọ, vừa đến cổng đã bắt gặp cảnh người xách, kẻ thồ gà trên xe, ai cũng hồ hởi vui vẻ vì chọn được những con gà ưng ý để mang về ăn tết và làm quà biếu. Được biết, ông Thắm chính là người đầu tiên ở Tiên Phong đẩy mạnh nuôi gà Móng thương phẩm, mỗi năm ông xuất bán khoảng 2.000 – 3.000 con gà thịt (từ 3 – 6kg/con) và hàng vạn con gà giống.

Ông Thắm phấn khởi nói: “Năm nào cũng thế, cứ dịp này khách về mua gà ăn tết và làm quà biếu rất đông, trong khi đó số lượng gà thì có hạn, nếu không đặt trước thì rất khó mua. Hiện giá gà dao động từ 150.000 – 180.000 đồng/kg, tùy theo độ tuổi. Năm nay tôi có gần 50 con gà loại 1 (5 – 6kg), chân to, da đỏ săn chắc, khách đặt trước hàng tháng cả triệu đồng/con, nhưng vẫn không đủ để bán”.

Đang cho gà ăn, ông Trần Xuân Xưởng (thôn An Mông 1) tỏ ra phấn khởi bởi khách tìm đến mua gà ngày càng đông. “Gà Móng ngon phải nuôi từ 6 – 8 tháng. Đặc điểm của gà Móng là con mới nở có màu lông trắng như mây, chân vàng, khi trưởng thành lông có màu đen, đỏ, bóng mượt, chân to như cổ tay trẻ em, kẽ chân có đường viền đỏ, vẩy rồng. Đặc biệt, tiếng gáy của gà Móng rất trầm, chứ không bổng như các loài gà khác” – ông Xưởng chỉ cách phân biệt gà Móng chính cống.

Anh Nguyễn Văn Toàn - thương lái từ Hà Nội đang “săn” gà Móng “Sách đỏ” ở Tiên Phong cho biết, năm nào cũng vậy, độ tháng 10 – 11 là anh lại về Tiên Phong tìm những hộ có gà ngon để đặt mua. “Trung bình mỗi năm tôi tiêu thụ khoảng 600 – 800 con gà Móng chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Ngoài khách mua để ăn tết, đa số người mua để làm quà biếu, bởi một đôi gà ngon có giá từ 1,5 – 2 triệu đồng, nhưng ý nghĩa và thiết thực hơn rất nhiều chai rượu Tây hay các món quà khác trong dịp tết” – anh Toàn nói. 

Tác giả bài viết: Việt Tùng

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: như gà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 204


Hôm nayHôm nay : 33203

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1233717

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71461032