11:02 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm đạt 5.964 nghìn tấn, tăng 5,4%

Chủ nhật - 13/10/2019 10:01
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 9/2019 đạt 733,5 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 251 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 328,5 nghìn tấn. Lũy kế từ đầu năm 2019, tổng sản lượng ước đạt 5.964,9 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt 73,8% kế hoạch năm 2019, trong đó, sản lượng khai thác 2.850,9 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 3.114 nghìn tấn.

Về nuôi trồng thủy sản, tính đến ngày 24/9/2019, diện tích thả nuôi tôm nước lợ đạt 705.209 ha (tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó diện tích thả nuôi tôm sú là 606.661 ha, diện tích thả nuôi tôm chân trắng là 98.548 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 504.413 tấng (tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó, sản lượng tôm sú là 181.585 tấn, sản lượng tôm chân trắng là 322.828 tấn.
 

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, hiện nay trên phạm vi cả nước tiếp tục bị tác động của biến đổi khí hậu. Thời tiết diễn biến thất thường, mưa nắng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, độ mặn tăng…. làm cho môi trường ao nuôi biến động xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tôm nuôi dễ bộc phát bệnh. Vì vậy, tùy vào điều kiện cụ thể, người nuôi tôm cần áp dụng đồng bộ một số giải pháp về quản lý và chăm sóc ao nuôi như quản lý môi trường nước, quản lý thức ăn và tác nhân gây bệnh góp phần nuôi thành công và giảm giá thành sản xuất, đồng thời khuyến cáo người nuôi tôm cần tuân thủ lịch thời vụ theo khuyến cáo hàng năm của cơ quan chuyên môn.

Đối với cá tra, diện tích thả nuôi lũy kế tính đến 21/9/2019 là 5.703 ha (tăng 1553 ha, tương đương 37% so với cùng kỳ năm 2018), diện tích thu hoạch lũy kế đến 21/9/2019 là 3.449 ha (tăng 30,9% so với cùng kỳ 2018). Sản lượng lũy kế đạt 891.597 tấn (tăng 2,9% so với cùng kỳ 2018). Như vậy, so với cùng kỳ năm 2018, mặc dù diện tích thả nuôi, diện tích thu hoạch và sản lượng tăng từ 23-30% nhưng sản lượng thu hoạch chỉ tăng nhẹ 2,9%. Do đó có thể nhận định là người nuôi hiện đang thu hoạch cá cỡ nhỡ. Nguyên nhân của việc thu cá cỡ nhỏ có thể do các đơn hàng phi lê cỡ nhỏ hoặc người nuôi cá muốn giảm thiểu rủi ro do tình trạng giá cá giảm. Bên cạnh đó, diện tích thả nuôi trong tháng 9 có xu hướng giảm so với tháng 8/2019.

Về khai thác thủy sản, trong quý 3 năm 2019, do ảnh hưởng bởi 2 cơn bão số 3 (Wipha và Danas) và gió mùa Tây Nam hoạt động tương đối mạnh đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động khai thác hải sản của ngư dân. Tuy nhiên, tranh thủ thời tiết biển ổn định, các tàu làm nghề câu, lưới chụp bám biển sản xuất, đạt hiệu quả khá. Cụ thể, sản lượng khai thác trong tháng 9 đạt 251 nghìn tấn, đưa tổng sản lượng khai thác thủy sản 9 tháng năm 2019 đạt  2.850,9 nghìn tấn.

Về xuất khẩu, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản nửa đầu tháng 9 (từ 1/9-15/9/2019) đạt 318,7 triệu USD, bằng 91,7% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 5.813,9 triệu USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ, đạt 55,4% kế hoạch.

Đáng chú ý, trong tháng 8 và 9 năm 2019, xuất khẩu tôm giảm nhẹ sau khi tăng trong tháng 7, đạt 352,9 triệu USD. Tám tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu tôm đạt 2,1 tỷ USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu tôm dự báo sẽ chuyển biến tích cực hơn trong những tháng cuối năm. Nhu cầu thị trường nhích lên, sản lượng tôm và giá tôm trong nước và thế giới được cải thiện, tạo đà cho xuất khẩu tôm những tháng cuối năm. Trong khi, xuất khẩu cá tra tính đến ngày 30/8 đạt 1,3 tỷ USD, giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2018. Theo khuyến cáo, các doanh nghiệp chế biến cần chủ động nguồn cung cá tra nguyên liệu từ nay đến cuối năm, tránh xảy ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm 10% so với cùng kỳ năm 2018.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 370


Hôm nayHôm nay : 51012

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1110272

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72792981