23:09 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất hoa, cây cảnh: Hướng đi của nông nghiệp đô thị

Chủ nhật - 11/12/2016 22:13
Diện tích sản xuất hoa, cây cảnh của Hà Nội ngày càng mở rộng, nhất là các loại hoa chất lượng cao và hiệu quả kinh tế thu được tăng 13%.
Đó là những kết quả vượt bậc sau gần 5 năm triển khai Đề án “Phát triển sản xuất hoa, cây cảnh TP Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016”.
Hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa
Bà Vũ Thị Hương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT) cho biết, Hà Nội vốn được xem là “vựa hoa” của khu vực phía Bắc với nhiều vùng trồng hoa nổi tiếng như Tây Tựu (Bắc Từ Liêm), Tây Hồ, Mê Linh... Nhằm khai thác tối đa tiềm năng của nông nghiệp Hà Nội và nâng cao thu nhập cho người nông dân, ngày 13/3/2012, UBND TP đã phê duyệt Đề án “Phát triển sản xuất hoa, cây cảnh TP Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016”. Đến nay, sau gần 5 năm triển khai, Đề án không chỉ vượt mục tiêu về tăng trưởng diện tích mà hoa, cây cảnh còn từng bước trở thành sản phẩm mũi nhọn của nông nghiệp Hà Nội.
Thống kê của Sở NN&PTNT cho thấy, diện tích sản xuất hoa, cây cảnh toàn TP hiện đạt 2.700ha, tăng hơn 500ha so với mục tiêu đặt ra và tăng 1.350ha so với thời điểm bắt đầu triển khai Đề án. Đáng chú ý, cùng với chính sách hỗ trợ tích cực của TP, nhiều địa phương đã mạnh dạn trồng thử nghiệm và từng bước mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh. Nhờ vậy, ngoài các vùng chuyên canh hoa truyền thống, Hà Nội đã có thêm nhiều vùng trồng hoa mới dần dần khẳng định được vị trí. Hiện tại, toàn TP có 50 vùng  sản xuất hoa, cây cảnh tập trung tại các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín... Trong đó nổi bật là các vùng trồng hoa hồng tập trung tại xã Văn Khê (huyện Mê Linh) với diện tích hơn 100ha, vùng sản xuất hoa lily tập trung tại các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, Sóc Sơn...
Một trong những điểm nhấn quan trọng là sau thời gian thực hiện Đề án, chủng loại hoa của TP ngày càng phong phú, đa dạng và chất lượng hoa đáp ứng được đòi hỏi cao của thị trường. Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương triển khai mô hình sản xuất hoa lily trong chậu, hoa lily cắt cành, hoa lan, lan bản địa, hoa hồng, đào thất thốn, đào thế trong chậu… Đến nay, diện tích trồng hoa chất lượng cao như hoa lily, lan, hồng đã chiếm trên 13% tổng diện tích trồng hoa, cây cảnh. Riêng diện tích trồng hoa lan, lily tăng rất mạnh, gấp khoảng 19 lần so với trước năm 2012, từ 14,4ha lên 274ha.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao
Trung bình hàng năm sản xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn Hà Nội đã cung ứng cho thị trường trên 1.000 triệu cành hoa, 0,8 - 1,0 triệu chậu hoa và 1 - 1,2 triệu cây cảnh các loại.
Đánh giá của Sở NN&PTNT cho thấy, giá trị thu nhập trung bình 1ha hoa, cây cảnh ở Hà Nội năm 2015 đã lên đến 300 - 350 triệu đồng. Tại các vùng chuyên canh có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất lâu năm như Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Tây Hồ thì hiệu quả còn cao hơn, trung bình đạt khoảng 350 - 400 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, một số mô hình trồng hoa lan công nghệ cao, hoa lily trong nhà kính, nhà lưới cho thu nhập lên tới hàng tỷ đồng/ha. Rõ ràng, trồng hoa, cây cảnh đang là một trong những hướng đi cho hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái của Thủ đô. Điều này cũng khẳng định sự đúng đắn và cần thiết phải có riêng một đề án cho đối tượng cây trồng mà Hà Nội có ưu thế lớn.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Ngô Đại Ngọc cho biết, cũng thẳng thắn nhìn nhận, sau gần 5 năm triển khai Đề án phát triển sản xuất hoa, cây cảnh, nhiệm vụ hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất hoa chất lượng cao tập trung vẫn chưa đáp ứng được theo yêu cầu. Bên cạnh đó, các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng chủ yếu là về giống mới, phân bón và giá thể chất lượng cao, trong khi việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất và hệ thống nhà lạnh, nhà  bảo quản còn hạn chế.
Để phát triển bền vững ngành sản xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn TP trong thời gian tới, ngoài công tác quy hoạch các vùng chuyên canh ổn định, cần phải đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho sản phẩm. Đồng thời có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện gắn kết giữa nông dân và DN, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, hợp tác cùng đầu tư, cùng hưởng lợi về hoa, cây cảnh. Sở NN&PTNT Hà Nội kiến nghị UBND TP giao Sở tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai đề án trong giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến 2030.

Theo Thiên Tú/Kinh tế đô thị
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 242781

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73289752