17:53 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất trái cây hướng đến các thị trường “khó tính”

Chủ nhật - 06/08/2017 04:13
Cây ăn quả của Nam Bộ không ngừng nâng lên về năng suất cũng như chất lượng, mở rộng xuất khẩu ra 60 quốc gia trên thế giới.

“Tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng cây ăn quả đi đôi với khâu liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, hướng đến xuất khẩu ra các thị trường “khó tính”. Đây là nội dung được đề cập tại Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển cây ăn quả bền vững khu vực Nam Bộ”. Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia – Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre tổ chức ngày 4/8.

Toàn khu vực Nam Bộ hiện có diện tích cây ăn quả hơn 410.000 ha, chiếm tỉ lệ trên 50% diện tích trong cả nước; trong đó có 10 loại cây ăn quả đặc sản có giá trị xuất khẩu cao. Các địa phương dẫn đầu vườn cây ăn quả là Tiền Giang, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre…

san xuat trai cay huong den cac thi truong kho tinh hinh 1
Trái sầu Riêng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tại xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Cùng với cả nước, cây ăn quả của Nam Bộ không ngừng nâng lên về năng suất và chất lượng, mở rộng xuất khẩu ra 60 quốc gia trên thế giới. Đáng ghi nhận là nhiều sản phẩm cây ăn quả đã có mặt tại thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia…

Tính từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu hoa quả của nước ta đạt hơn 2 tỷ USD, đạt cao nhất so với từ trước đến nay và tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 75%.  

Bên cạnh mặt đạt được, các mô hình sản xuất cây ăn quả khu vực Nam Bộ còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Đó là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng cây ăn quả chưa đồng đều, các mô hình sản xuất liên kết còn hạn chế; thiếu quy hoạch, trồng chạy theo phong trào, công tác xử lý sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức.  

Phát biểu tại diễn đàn, Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam đề nghị, cần thực hiện sản xuất cây ăn quả an toàn theo chuẩn VietGap, bởi vì hiện nay, Việt Nam đã gia nhập vào nhiều hiệp định thương mại không còn thuế, yêu cầu lớn nhất là sản phẩm an toàn thực phẩm và rõ ràng về truy xuất nguồn gốc.

“Nếu không sản xuất cây ăn quả theo chuẩ VietGap sẽ không có truy xuất được nguồn gốc. Để phát triển cây ăn trái, Việt Nam còn thiếu sót rất lớn, đó là công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt là chế biến mới chỉ có sấy công suất thấp, trong khi nhu cầu chế biến hoa quả xuất khẩu đang rất lớn”, TS. Mai chỉ rõ./.

Tác giả bài viết: Nhật Trường

Nguồn tin: vov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1330097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68560260