Qua 03 năm thực hiện Quyết định số 315/QĐ – TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đối với 3 sản phẩm bảo hiểm (bảo hiểm cây lúa, bảo hiểm vật nuôi và bảo hiểm thủy sản gồm tôm, cá giai đoạn 2011 – 2013), tổng giá trị bảo hiểm đa đạt 7.747,9 tỷ đồng, số hộ nông dân/tổ chức sản xuất tham gia bảo hiểm đạt 304.017 hộ; tổng phí bảo hiểm đạt 394 tỷ đồng và số tiền bồi thường bảo hiểm là 712,9 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí mang lại sự hỗ trợ lớn cho người nông dân.
Tuy nhiên, ông Huyền chia sẻ rằng, bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm phức tạp, lần đầu làm thí điểm; địa bàn triển khai rộng, trải dài trên 20 tỉnh, thành phố. Mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm nông nghiệp nhưng so với yêu cầu triển khai vẫn còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm, nên gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ và quản lý rủi ro.
Những diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường đã và đang tác động lớn đến đời sống- kinh tế, xã hội. Đơn cử, quá trình xâm ngập mặn, hạn hán tại khu vực ĐBSLC hiện nay đang gây nên nhiều hệ lụy cho đời sống sinh hoạt cũng như khả năng sản xuất kinh doanh của người dân. Hiện tượng thời tiết tiêu cực El Nino cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên niên và con người thuộc các khu vực miền Trung và khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.
Chính vì vậy, việc có cần tiếp tục triển khai bảo hiểm nông nghiệp là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, cũng cần phải nhanh chóng hình thành các có chính sách khuyến khích người sản xuất nông nghiệp tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp trong thời gian tới.
Tại buổi họp báo, ông Huyền cho biết: Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTN)T) xin ý kiến địa phương, tổ chức họp với các DNBH, các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, hoàn chỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện bảo hiểm nông nghiệp theo hướng: không giới hạn đối tượng được bảo hiểm, không giới hạn địa bàn triển khai bảo hiểm nông nghiệp, thực hiện trên cơ sở tự nguyện, có sự hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm của ngân sách địa phương theo nguyên tắc tự cân đối nguồn đảm bảo và tập trung hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế (hộ nghèo, cận nghèo).
Ngoài ra, bàn về chính sách bảo hiểm thủy sản, đại diện Cục QLBH cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan giám sát, chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đẩy mạnh hơn nữa triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ – CP. Đồng thời, sẽ hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân, các doanh nghiệp bảo hiểm và các địa phương tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện một cách kịp thời, chuẩn bị tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cho giai đoạn triển khai tiếp theo.
Cũng theo thống kê của Cục QLBH, tính đến 30/6/2016 đã có 28/28 tỉnh, thành phố ven biển phát sinh doanh thu phí bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và bảo hiểm tai nạn thuyền viên, với tổng giá trị bảo hiểm ước đạt 37.412 tỷ đồng; tổng số phí bảo hiểm là 387 tỷ đồng; tổng số lượt tàu tham gia bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ ước đạt 14.977 tàu; tổng số lượng thuyền viên được bảo hiểm ước đạt 145.960 thuyền viên; tổng bồi thường ước đạt 59,8 tỷ đồng.
Theo Công Luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn