11:33 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Siết chặt sản xuất thức ăn chăn nuôi?

Thứ tư - 16/12/2015 09:48
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi sắp tới rất có thể chỉ là "sân chơi" dành cho các ông lớn, do các điều kiện tham gia thị trường sẽ được siết chặt, theo một dự thảo nghị định đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra lấy ý kiến.
Một công nhân làm việc tại một trang trại nuôi heo ở Bình Phước theo quy mô công nghiệp - Ảnh: NH

Một công nhân làm việc tại một trang trại nuôi heo ở Bình Phước theo quy mô công nghiệp - Ảnh: NH

Theo các điều kiện nêu ra trong dự thảo nghị định về quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi, những doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập sẽ gặp khó khăn hơn, trong khi chính những quy định đòi hỏi nguồn lực lớn sẽ tạo điều kiện cho những công ty lớn dễ dàng hơn trong việc cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Dự thảo Nghị định này dài 37 trang, gồm 6 chương và 24 điều, hầu như không ảnh hưởng nhiều đến những nhà máy, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn đang hoạt động. Nhìn tổng thể, dự thảo chủ yếu là muốn thiết lập “một mặt bằng chung” cho những cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thức ăn nhỏ lẻ và những doanh nghiệp mới muốn gia nhập và thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Ông Lê Văn Hòa, chủ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Đồng Nai, vốn trước đây chuyên sản xuất gia công cho một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng nay đã thành lập doanh nghiệp tư nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi, cho rằng những quy định đưa ra trong dự thảo có thể làm cho cơ sở của ông gặp khó khăn trong thời gian tới. Cụ thể, theo điều 10 của dự thảo, ngoài yêu cầu về giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký doanh nghiệp, còn quy định cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải nằm trong quy hoạch.

“Lâu nay khi các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở các khu công nghiệp hoạt động hết công suất nhưng chưa thể mở rộng nhà máy, họ thường ra ngoài khu công nghiệp thuê các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ gia công và chúng tôi có việc để làm, còn bây giờ, yêu cầu chúng tôi vào trong khu quy hoạch sẽ rất khó do những vấn đề liên quan đến mặt bằng, nguồn vốn”, ông Hòa nói.

Bên cạnh đó, khoản 5, điều 10 ở mục thiết bị, dụng cụ nói rằng cơ sở sản xuất, nhà máy (phải) đầu tư dây chuyển sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Về vấn đề này, Hiệp hội sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, một nhà máy có thể sử dụng một dây chuyền để sản xuất nhiều loại thức ăn chăn nuôi khác nhau chứ không dùng một dây chuyền cho một loại thức ăn cụ thể. Bên cạnh đó, dự thảo ghi là “phù hợp” vậy phải định nghĩa thế nào là phù hợp cũng đang làm khó doanh nghiệp vì một dây chuyền sản xuất có thể sản xuất nhiều loại thức ăn chăn nuôi khác nhau là đã phù hợp rồi.

Ngoài quy định địa điểm, cơ sở hạ tầng để sản xuất, gia công phải nằm trong khu quy hoạch hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền, Dự thảo cũng nhấn mạnh cơ sở sản xuất phải có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; có tường bao hoặc rào chắn ngăn cách với bên ngoài.

Bên cạnh đó, phải bố trí nhà xưởng và trang thiết bị (bố trí mặt bằng sản xuất) theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để tránh lây nhiễm chéo; bố trí hệ thống thu gom, xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và ảnh hưởng đến môi trường.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng đề xuất quy định cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi phải có người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y hoặc công nghệ thực phẩm (đối với thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm), chuyên ngành nuôi trồng thủy sản hoặc công nghệ thực phẩm (đối với thức ăn thủy sản).

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục chăn nuôi, do dự thảo đang ở giai đoạn lấy ý kiến nên mọi ý kiến sẽ được xem xét và nghị định mới sẽ phải dựa trên nguyên tắc “tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi”.

Theo Cục chăn nuôi, mỗi năm Việt Nam sử dụng trên 27 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại, trong đó có khoảng 17-18 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi trong những năm tới vẫn sôi động và dự kiến mỗi năm, thị trường cần thêm 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại để đáp ứng nhu cầu.

Đơn cử, như trường hợp  Công ty Cargill Việt Nam dù đã có 12 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi các loại nhưng vẫn có  kế hoạch đầu tư 30 triệu đô la Mỹ để xây dựng thêm một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại Bình Dương trong thời gian tới.

Theo Cục chăn nuôi, hiện số doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 1/4 số lượng nhà máy sản xuất nhưng lại chiếm gần 2/3 sản lượng cung cấp cho thị trường. Chỉ riêng hai công ty Cargill và C.P Việt Nam đã chiếm gần 30% sản lượng thức ăn chăn nuôi.

Theo Ngọc Hùng/thesaigontimes.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236


Hôm nayHôm nay : 51947

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 371650

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73418621