10:58 EDT Thứ năm, 25/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sóc Trăng: Thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao

Thứ tư - 27/06/2018 20:46
Nhằm khơi dậy tiềm năng kinh tế, nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, tỉnh Sóc Trăng đang ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp.
07-41-30_mo_hinh_trong_ru_ung_dung_cnc_-_nh_kn
Mô hình trồng rau CNC ở Sóc Trăng

Theo Sở NN-PTNT Sóc Trăng, ứng dụng CNC trong các mô hình sản xuất nhỏ nhưng có triển vọng. Trong trồng trọt có 47 nhà lưới bán kiên cố trồng rau màu với diện tích 3,67ha và 4 mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây ăn trái với diện tích 2ha; chăn nuôi có 12 trang trại nuôi gà ứng dụng công nghệ cao quản lý khép kín hoàn toàn, trong đó 1 trại bò có tổng đàn gần 200 con và 1 dự án chăn nuôi heo giống quy mô 1.500 con ứng dụng công nghệ Hà Lan.

Đặc biệt trong thủy sản đã ứng dụng mô hình tự động quản lý môi trường nước ao tôm, sử dụng chế phẩm sinh học, quy trình tuần hoàn tái sử dụng nước để giảm sức tải môi trường, nuôi tôm 2 giai đoạn có lót bạt và khu SX giống thủy sản an toàn khép kín đạt chuẩn GMB của Tập đoàn Việt Úc, quy mô 5 tỷ con giống/năm.

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận xét: Các tổ chức hợp tác nuôi tôm ở Sóc Trăng chưa nhiều, hiệu quả hoạt động chưa cao nên khó liên kết với doanh nghiệp vào đầu tư ứng dụng CNC. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tổ chức sản xuất, bởi nếu không, sẽ rất khó ứng dụng CNC để tăng năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc và kết nối cung - cầu thông qua liên kết chuỗi giá trị ngành tôm”.

Đối với ứng dụng CNC trong SX lúa, GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ nhận định: Sóc Trăng đã làm cuộc cách mạng CNC trên cây lúa rất thành công khi nghiên cứu, phóng thích các dòng lúa thơm đặc sản. Tuy nhiên, khi nói đến CNC, chúng ta mới đầu tư sản xuất thôi là chưa đủ, mà còn làm cả khâu chế biến, bảo quản nữa. Tỉnh cần kêu gọi đầu tư sâu hơn để trong thời gian tới sẽ hình thành những khu công nghiệp lúa gạo…

TS Trần Du Lịch, thành viên Ban cố vấn của Chính phủ cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam chính là ở khâu tổ chức sản xuất. Nếu Sóc Trăng không tập hợp các hộ nhỏ lẻ thành HTX, tổ hợp tác; không có chính sách đất đai phù hợp để hình thành những trang trại và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp thì khó có thể ứng dụng CNC vào sản xuất...

 

Tác giả bài viết: HƯNG PHÚ - XT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 132

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 129


Hôm nayHôm nay : 49182

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1176836

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65162780