20:52 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sơn La: Sản xuất rau an toàn cho doanh thu 386 tỷ đồng/năm

Thứ hai - 11/12/2017 10:17
Hiện nay toàn tỉnh Sơn La có gần 6.000ha sản xuất rau củ, quả, sản lượng đạt hơn 77.000 tấn/năm, doanh thu ước đạt hơn 386 tỷ đồng. Sản phẩm rau, củ được tiêu thụ trong tỉnh và cung cấp cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Theo báo VOV, trong những năm gần đây, tỉnh miền núi Sơn La đã có nhiều chủ trương, chính sách mở ra hướng mới trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn, xây dựng các hợp tác xã, mô hình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, cung cấp các loại rau chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Điều này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Với lợi thế về nguồn nước, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cùng với phát triển trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rau màu, tỉnh Sơn La đã quan tâm, chú trọng phát triển các mặt hàng nông sản có thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nông sản sạch.

sản xuất rau an toàn
Sản xuất rau an toàn tại Hợp tác xã Tiên Sơn, xã Mường Bon (huyện Mai Sơn, Sơn La). Ảnh: NNVN

Theo đó, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển sản xuất rau, củ, quả an toàn, xây dựng các mô hình, hợp tác xã sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP.

Xuất phát từ thực tiễn trong sản xuất và thấy được lợi ích, giá trị bền vững khi trồng rau an toàn, các hợp tác xã, hộ nông dân đã đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật đẩy mạnh phát triển trồng rau, củ, quả an toàn. Hiện nay toàn tỉnh có gần 6.000ha sản xuất rau củ, quả, sản lượng đạt hơn 77.000 tấn/năm, doanh thu ước đạt hơn 386 tỷ đồng. Sản phẩm rau, củ được tiêu thụ trong tỉnh và cung cấp cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Ông Hà Văn Bình, Phó chủ tịch UBND huyện Mai Sơn cho biết, trên địa bàn huyện Mai Sơn có 2 HTX được chứng nhận VietGAP, diện tích 12ha, tập trung chủ yếu ở hai hợp tác xã là Diệp Sơn và Tiên Sơn. Sản phẩm đã cung cấp cho một số bếp ăn tập trung cho học sinh bán trú trên địa bàn huyện.

Tỉnh Sơn La hiện có 18 hợp tác xã sản xuất rau, củ an toàn với diện tích sản xuất gần 108 ha. Trồng rau theo chuỗi an toàn và quy trình VietGap được các hợp tác xã áp dụng, mang lại hiệu quả, tăng thu nhập cho các thành viên.

Ông Phạm Thanh Thưởng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tiên Sơn, huyện Mai Sơn cho biết, hợp tác xã đã có kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất rau an toàn, từ đó phổ biến cho bà con trồng theo quy trình và trồng đồng loạt.

Sản xuất rau tại HTX rau an toàn bản Tự Nhiên, xã Đông Sang (Mộc Châu).
Sản xuất rau tại Hợp tác xã rau an toàn bản Tự Nhiên, xã Đông Sang (Mộc Châu). Ảnh: Báo Sơn La

Theo báo Sơn La, thực hiện theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những năm gần đây, sản xuất rau trong tỉnh đã phát triển mạnh cả về quy mô diện tích, năng suất và sản lượng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Đặc biệt, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020, diện tích rau toàn tỉnh đạt 10.000ha, trong đó sẽ tập trung mở rộng diện tích sản xuất rau chất lượng cao, rau an toàn tập trung đạt khoảng 1.700ha, sản lượng gần 27.000 tấn/năm, để tạo tiền đề cho phát triển vùng rau theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời, tăng cường áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp. Phát triển sản xuất theo hướng công nghệ cao, công nghệ sinh học, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Thực hiện cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; chú ý phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Tăng cường tác quản lý ATTP vùng tập trung, giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất và bảo quản sau thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Theo Thương hiệu & Pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1217997

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71445312