00:39 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sự việc nhỏ nhưng bài học lớn

Thứ năm - 10/10/2019 10:30
(Chinhphu.vn) – Câu chuyện về quản lý, đề bạt cán bộ ở tỉnh Đắk Lắk đã đặt ra các bài học về tuyển chọn cán bộ, quản lý cán bộ, theo dõi, giám sát công tác cán bộ.
Ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: VGP/Nhật Nam

Ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: VGP/Nhật Nam

Ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương cho rằng trong công tác quản lý cán bộ, không phải chỉ có ở tỉnh, ở huyện mà trên Trung ương cũng có chuyện quản lý, theo dõi, đánh giá cán bộ còn lỏng lẻo.

Việc nhỏ để lại hậu quả lớn

Xung quanh câu chuyện xảy ra ở Đắk Lắk liên quan tới trường hợp cán bộ mang tên Trần Ngọc Ái Sa, theo ông Nguyễn Đức Hà, đây đúng là một việc có thật, nhưng việc này so với những việc liên quan đến công tác cán bộ thời gian qua thì cũng chỉ là việc nhỏ. Tuy là việc nhỏ, nhưng cũng cho chúng ta những bài học kinh nghiệm về công tác cán bộ, về công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và cả những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức Đảng, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên…

“Tôi cho rằng sự việc tại Đắk Lắk, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk không thể biết, thậm chí các đồng chí lãnh đạo Ban tổ chức Tỉnh ủy cũng không biết, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy cũng không biết. Tuy nhiên, những cán bộ, đảng viên cùng công tác, cùng cư trú sẽ có nhiều người biết. Nhưng không ai nói ra nên để trở thành một việc tích tụ nhiều năm. Rõ ràng đây là việc nhỏ nhưng để lại những hậu quả lớn”, ông Hà nói.

Ông Hà nhấn mạnh công tác cán bộ có nhiều khâu và khâu đầu tiên là tuyển chọn. Khi tuyển chọn phải xem xét kỹ lưỡng xem thiếu cái gì, hồ sơ, giấy tờ ra làm sao… Đối với trường hợp tuyển chọn cán bộ ở Đắk Lắk, khâu đầu tiên này đã sơ suất, thiếu thận trọng, không kỹ lưỡng, không thẩm tra, không theo dõi. Đó là trách nhiệm của cơ quan tuyển chọn, trước hết là của cán bộ tuyển chọn.

Sau một thời gian dài, qua quá trình thẩm định để đề bạt người này, cả giai đoạn đó cũng không phát hiện ra sai sót trong hồ sơ cán bộ. Ở đây cho chúng ta bài học đối với cả trách nhiệm của tổ chức cũng phải kỹ lưỡng, cũng phải bảo đảm quy trình đầy đủ. Bản thân người cán bộ có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc này cũng chưa thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo trước khi ký quyết định về công tác cán bộ.

Ngay cả những cán bộ, đảng viên sống xung quanh, thể nào cũng có người biết nhưng lại “dĩ hòa vi quý”, nể nang cho qua, coi đây là việc giúp bạn, giúp đồng nghiệp…

Theo ông Nguyễn Đức Hà, trong công tác quản lý cán bộ, không phải chỉ có ở tỉnh, ở huyện mà trên Trung ương cũng có chuyện công tác quản lý, theo dõi, đánh giá cán bộ còn lỏng lẻo. Nhưng thực tế trong số nhiều cán bộ vi phạm khuyết điểm phải xử lý kỷ luật thuộc về hai trường hợp.

Thứ nhất là trước khi vào vị trí mới, anh đã mắc khuyết điểm rồi nhưng không bị phát hiện hoặc phát hiện nhưng cho qua, vẫn bố trí vào vị trí mới, sau đó lại tiếp tục vi phạm khuyết điểm.

Thứ hai, đúng họ là con người tốt nhưng khi vào vị trí mới thì với điều kiện mới, môi trường mới, hoàn cảnh mới dẫn đến vi phạm khuyết điểm. Chúng ta phải thấy được cả hai trường hợp như thế. 

Vấn đề ở đây là quản lý cán bộ thế nào, theo dõi cán bộ ra sao. Nếu không biết cán bộ sai phạm thì là vì theo dõi, quản lý cán bộ không chặt, không sát. Ngược lại nếu biết thì vấn đề là nể nang, né tránh, dĩ hòa vi quý. 

Cái gốc của công tác cán bộ là làm thế nào để chọn đúng người, bố trí đúng việc, để phát huy hết sở trường của cán bộ. 

Quay lại sự việc ở tỉnh Đắk Lắk, ông Hà nhấn mạnh, đây đúng là việc nhỏ nhưng cho chúng ta những bài học lớn về công tác cán bộ. Phải làm hết sức đúng, đầy đủ, bài bản quy trình. Phải dân chủ, công khai, minh bạch, đánh giá đúng thực chất về cán bộ. Nếu chỉ bỏ qua một khâu, tắc trách một khâu, hoặc dễ dàng cho qua một khâu thì có thể rất dễ dẫn đến những hậu quả, hệ luỵ khó lường.

Trong quá trình quản lý cán bộ phải lắng nghe, chú ý, có khi đã có thông tin rồi nhưng người quản lý lại không chú ý, không để tâm để cuối cùng tích tụ, tồn đọng lại thành việc lớn.

Đây phải được coi là bài học kinh nghiệm cho cả tổ chức, cá nhân, cho cả cấp trên, cấp dưới, cho cả người trực tiếp lẫn người gián tiếp.

Công tác cán bộ là “then chốt” của “then chốt”

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì công tác cán bộ là “then chốt” của “then chốt”.

“Trong những năm gần đây, chúng ta đã cố gắng có nhiều đổi mới trong các khâu của công tác cán bộ để đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch với mục đích cuối cùng là chọn được đúng người có đức, có tài. Chúng ta cũng đã khắc phục được một số khuyết điểm, yếu kém và đạt được một số tiến bộ trong công tác cán bộ”, ông Hà nói.

Để làm tốt công tác cán bộ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trước hết là phải có quy trình đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và được thực hiện một cách nghiêm túc. Những người làm công tác cán bộ phải thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, thực sự vì nhiệm vụ chung.

Theo ông Hà, sở dĩ có những yếu kém hiện nay trong công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác cán bộ nói riêng chính là do nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu và sâu xa nhất vẫn là cán bộ, đảng viên thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất cách mạng. Từ đó chủ nghĩa cá nhân phát triển mới dẫn đến lối sống thực dụng, vụ lợi. Vì vậy, trước hết phải tập trung đấu tranh chống suy thoái trong Đảng.

Muốn làm tốt công tác cán bộ phải kết hợp rất nhiều mặt, vừa coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng vừa phải đề cao kỷ cương, kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước. Vì vậy, quan điểm chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) là phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây làm nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài, đồng thời lấy chống làm nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trước mắt, đồng thời đề cao kỷ cương, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xử lý kịp thời, nghiêm minh những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng.

Cơ chế nào để đánh giá một cán bộ có đủ tâm, đủ tài?

Ông Nguyễn Đức Hà khẳng định, trong nhiệm kỳ XII, một trong những vấn đề của công tác cán bộ đó là tập trung thể chế hóa, cụ thể hóa về công tác cán bộ. Chúng ta đã ban hành những quy định, quy chế, quy trình liên quan đến công tác cán bộ. Đối với những quy định đã có, chúng ta tập trung rà soát, bổ sung để hoàn thiện cho phù hợp với thực tế. Những quy định chưa có phải tập trung nghiên cứu ban hành. 

Từ Đại hội XII đến nay, rất nhiều quy định, quy chế, quy trình đã được ban hành. Trước đây, đánh giá cán bộ, chúng ta mới đánh giá kiểu định tính, chưa định lượng được cụ thể. Hiện nay, Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành quy định rất rõ về đánh giá cán bộ với đầy đủ các tiêu chí: Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, tiêu chí về năng lực công tác, ý thức tổ chức kỷ luật.

Tinh thần đánh giá cán bộ phải đánh giá cả quá trình công tác của họ, đánh giá theo các tiêu chí đã được quy định, cụ thể hóa, đánh giá bằng sản phẩm, đánh giá nhiều chiều rồi phải có so sánh với các chức danh tương đương.

Ông Hà cho rằng, trong công tác cán bộ phải luôn luôn coi trọng tiêu chuẩn, điều kiện, chú trọng chất lượng, coi trọng cả đức cả tài, cả năng lực lẫn phẩm chất, nhưng phải lấy đức là gốc.

Mục đích cuối cùng là đánh giá cho đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ để sử dụng đúng cán bộ đó, phát huy thế mạnh của họ, khắc phục hạn chế.

Nhật Nam/Chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cán bộ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 208

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 206


Hôm nayHôm nay : 25347

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 845585

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71072900