00:31 EDT Thứ ba, 23/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sức mạnh của một cọng rơm đưa nông nghiệp trở về với tự nhiên

Thứ năm - 12/10/2017 06:13
Masanobu Fukuoka (1913 - 2008) được coi là ông tổ của nền nông nghiệp tự nhiên Nhật Bản và cũng là tác giả của cuốn sách "Cuộc cách mạng một cọng rơm".

Câu chuyện đời thực của Masanobu Fukuoka và những chia sẻ của ông trong cuốn sách đã thực sự trở thành nguồn cảm hứng cho những người yêu nông nghiệp.

Cuốn sách “Cuộc cách mạng một cọng rơm” khắc họa bối cảnh lúc bấy giờ của đất nước Nhật Bản. Với tham vọng trở thành một cường quốc, người Nhật cho rằng các kỹ thuật nông nghiệp phương Tây sẽ mang lại hiệu quả cao và sự phát triển bền vững.

Chính Masanobu Fukuoka cũng đã dành rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và theo đuổi những kỹ thuật đó, cho đến khi sự hoài nghi đẩy ông vào khủng hoảng tinh thần.

Ông quyết định từ bỏ công việc của một nhà khoa học, rời phòng thí nghiệm để trở về quê, bắt đầu công việc nghề nông. Suốt phần đời còn lại ông gắn bó với nông trại cùng sự lựa chọn “vô canh”.

Mất 30 năm để thử nghiệm các phương thức canh tác khác nhau, cuối cùng, ông tìm ra 4 nguyên tắc của việc làm nông tự nhiên. Đó là không cày xới, không bón phân, không làm cỏ và không diệt côn trùng.

Tiêu chí không can thiệp vào đất đai, không cày xới đất được xem là quan trọng đầu tiên trong bảng nguyên tắc về nông nghiệp tự nhiên.

Theo ông, thay vì cày xới đất, nên thực hiện các phương pháp nhẹ nhàng hơn như việc trải rơm, trồng cỏ ba lá. “Môi trường sẽ quay lại sự cân bằng tự nhiên của nó và ngay cả những loài cỏ dại phiền toái cũng sẽ kiểm soát được.”

Ông đã trả toàn bộ rơm rạ lại đồng ruộng, chọn thời điểm gieo hạt và cứ để mọi thứ thuận theo lẽ tự nhiên cho đến kỳ thu hoạch. Trên một khu ruộng từng bỏ hoang, lúa phát triển khỏe mạnh, xuyên qua những cọng rơm. Chứng kiến cảnh tượng đó, Masanobu Fukuoka cho rằng “Chỉ từ một cọng rơm này thôi một cuộc cách mạng có thể được khai mào”.

Trong cả đời làm nông của mình, ông không cày xới đất, không dùng phân hóa học hoặc phân ủ, không làm cỏ bằng việc cày xới hay dùng thuốc diệt cỏ, tất cả hoàn toàn không phụ thuộc vào hóa chất.

Masanobu Fukuoka đã miệt mài làm việc trên cánh đồng của mình. Cuối cùng nông trại của ông đã đạt được những thành quả vượt trội. Năng suất lúa và ngũ cốc trên những thửa ruộng tự nhiên của Fukuoka đạt gần 6 tạ trên 1.000 m2, cao ngang với những người canh tác tốp đầu của Nhật thời điểm những năm 1970.

Nhà nông học Masanobu Fukuoka, tác giả cuốn sách Cuộc cách mạng một cọng rơm. Nguồn: https://vnwriter.net/cam-nhan/cuoc-cach-mang-mot-cong-rom-quay-ve-voi-tu-nhien.html
Nhà nông học Masanobu Fukuoka, tác giả cuốn sách Cuộc cách mạng một cọng rơm. Nguồn: vnwriter.net

Theo Masanobu Fukuoka, người nông dân không cần phải chinh phục tự nhiên mà phải học hỏi từ tự nhiên. Tư tưởng đó của Fukuoka đã vượt ra khỏi giới hạn của một ngành nghề. Dù làm bất cứ công việc gì, con người cũng phải gắn với tự nhiên của họ.

Sự thay đổi không nhất thiết phải bắt đầu từ những thứ vĩ mô mà hoàn toàn có thể bắt đầu từ một sự hiện hữu nhỏ nhoi, ví dụ như sức mạnh của một cọng rơm.

“Cuộc cách mạng một cọng rơm” đã được dịch sang 25 thứ tiếng và bán được một triệu bản sách. Masanobu Fukuoka đã trở thành một nhân vật truyền cảm hứng cho những người có mong muốn tìm kiếm một lối sống tự nhiên. Những triết lý và nguyên tắc canh tác của ông đã lan tỏa khắp thế giới, đến gần với nhiều người làm nông nghiệp.

Không chỉ là sự trải nghiệm về cách thức nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp trong sự tương tác hài hòa với môi trường tự nhiên, cuốn sách còn đem đến cho người đọc những suy tưởng thú vị về triết học, về ăn uống, về y học và cuộc sống.

Thùy Dung/nongthonviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 308

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 307


Hôm nayHôm nay : 26273

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1046128

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65032072