13:37 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

TP. Hồ Chí Minh tìm nguồn cung thực phẩm an toàn

Thứ tư - 10/06/2015 04:21
Ngày 9-6, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị triển khai chương trình, kế hoạch năm 2015 về chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho TP.HCM.

TP.HCM hàng năm tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn thực phẩm các loại, trong đó 287 ngàn tấn tự cung ứng, chủ yếu nhập về từ 3 chợ đầu mối. Công tác quản lý an toàn thực phẩm có sự phối hợp với các tỉnh nên chất lượng được kiểm soát ngày càng tốt hơn.

Nếu kiểm soát tốt đầu vào thì TP.HCM sẽ từng bước hạn chế được "thực phẩm bẩn"

Từng bước hạn chế “thực phẩm bẩn”

Từ năm 2015, TP.HCM triển khai thực hiện chuỗi cung ứng thịt, rau an toàn cho thị trường thành phố, đây được xem là cơ hội của người tiêu dùng khi chuỗi cung ứng này vận hành tốt. Tuy nhiên, do tiếp giáp với nhiều địa phương, việc quản lý và xứ lý “thịt bẩn”, “rau bẩn” vẫn còn nhiều vấn đề phải làm.

Theo quy định của chuỗi cung ứng thì sản phẩm thực phẩm từ các tỉnh đưa về TP.HCM tiêu thụ phải đảm bảo một số tiêu chí do TP.HCM đặt ra như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển, có thể truy xuất được nguồn gốc… Đây cũng là năm đầu tiên TP.HCM phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết liệt thực hiện chuỗi cung ứng thịt, rau an toàn này.

Chương trình này đặt mục tiêu từng bước tăng thị phần các sản phẩm rau, thịt đảm bảo an toàn thực phẩm, có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ... tại TP.HCM vì đây là thị trường lớn, nhu cầu cao. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục nhân rộng ra  cả nước.

Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP.HCM cho biết, TP.HCM được xem như là thị trường nhập khẩu rau thịt của các tỉnh trong vùng. Hiện tại, TP.HCM cũng đã triển khai thực hiện 12 chuỗi thực phẩm an toàn, gắn liền với chương trình chuỗi cung ứng thịt, rau do  Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng, đồng thời tiếp tục xây dựng kế hoạch 5 năm để hoàn chỉnh thêm. Sau khi có kết quả giám sát từng thời điểm sẽ thông báo các tỉnh biết.

Một vấn đề mà các tỉnh quan tâm là chính sách hỗ trợ chuỗi. Theo quy định chỉ miễn phí lần đâu thực hiện VietGAP. Các tỉnh cần chính sách khung của  Bộ Nông nghiệp và PTNT về chính sách hỗ trợ để có cơ sở cho các tỉnh, thành ban hành chính sách đặc thù cho chuỗi.

Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai cho biết, Đồng Nai có sản lượng thịt cung ứng lớn (70% cho TP.HCM), trước khi có chương trình này, TP.HCM và Đồng Nai đã ký kết chương trình cung ứng thịt an toàn, liên kết chuỗi có truy xuất nguồn gốc, tuy nhiên muốn làm triệt để thì cần phải có lộ trình.

Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang cho rằng: “Tán thành chuỗi cung ứng mà TP.HCM xây dựng, nhưng để thực hiện đạt hiệu quả TP.HCM là thị trường tiêu thụ sản phẩm sạch thì TP.HCM nên có quy định về sản phẩm rau, thịt cụ thể khi vào TP.HCM? Lộ trình thực hiện. Đi đôi với việc này cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) để họ hỗ trợ cho người sản xuất… Nếu vận động cho nông dân sản xuất theo VietGAP thì ban đầu chi phí chứng nhận cao. Sản phẩm VietGAP bán ở đâu? Giá thế nào? Nên cho chính sách hỗ trợ cho DN để DN trợ giá sản phẩm chứng nhận trong giai đoạn đầu để kích thích nông dân sản xuất. Tránh tình trạng sản xuất VietGAP nhưng không biết bán ở đâu. Cần đẩy mạnh tập huấn tuyên truyền để đạt chứng nhận VietGAP.

Một trong những hoạt động của chuỗi là giám sát tại các nơi tiêu thụ ở TP.HCM như chợ đầu mối, cơ sở phân phối, nơi tiêu thụ lượng sản phẩm lớn, bếp ăn tập thể, siêu thị, nhà hàng, khách sạn…

Khó kiểm soát

Điều khiến người tiêu dùng lo lắng là vấn đề truy xuất nguồn gốc. Trên thực tế, thời gian qua, không phải tỉnh nào đưa nông sản về TP.HCM tiêu thụ cũng truy xuất được, nhiều địa phương ghi nguồn gốc sản phẩm ở cấp xã, huyện nhưng không ghi địa chỉ cụ thể. Hơn nữa, việc thu gom thịt, rau từ những nguồn nhỏ lẻ cũng khiến việc truy xuất nguồn gốc gặp nhiều khó khăn.

“Không chỉ thịt mà ngay cả rau cũng được thu gom thông qua thương nhân, sau đó đưa lên xe tải từ nhiều nguồn khác nhau để đưa về thành phố tiêu thụ, chưa có cơ sở để chứng minh được đó là sản phẩm của hộ nào, xã nào…”, ông Trung nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm hiện nay cũng chưa “ổn”. Theo đó, sản phẩm khi đến TP.HCM được lấy mẫu để kiểm tra, tuy nhiên, sau khi có kết quả thì sản phẩm đó đã được đưa đi tiêu thụ hết rồi. Trong trường hợp lô hàng không đủ tiêu chuẩn, rất khó để tìm lại. Còn nếu tìm cách giữ hàng lại sẽ khiến chất lượng bị giảm sút, hơn nữa, nếu kết quả kiểm tra âm tính thì cơ quan chức năng phải đền bù thiệt hại cho chủ lô hàng.

Để khắc phục những nhược điểm trên, Thứ trưởng  Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, TP.HCM cần thống kê nhu cầu từng mặt hàng ở từng thời điểm cụ thể. Sau đó, cung cấp cho các tỉnh, thành có liên kết; công khai giá cả để người tiêu dùng được biết. Đồng thời, các địa phương có liên kết trong chuỗi cung ứng thịt, rau với TP.HCM cần tổ chức liên kết các hộ sản xuất nhỏ lẻ, giới thiệu các cơ sở an toàn thực phẩm để doanh nghiệp cùng kết nối.

Ngoài ra, TP.HCM và các tỉnh cần tăng cường hướng dẫn kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất an toàn, kết nối kiểm soát vật tư đầu vào, đồng thời có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN, cơ sở sản xuất an toàn.

“Các địa phương cũng nên nhân cơ hội này xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm cho địa phương mình, tỉnh nào làm tốt thì có thị phần nhiều ở TP.HCM, mà phải là cạnh tranh bằng chất lượng, hệ thống tổ chức phân phối cung ứng…”, ông Tám nhấn mạnh.

Một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay là việc TP.HCM không chấp nhận đưa gia cầm sống vào thành phố mà đưa vào thành phố sản phẩm đã giết mổ rồi; không được bán gia cầm sống tại chợ…

nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 139


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 322397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73369368