10:51 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

TRỰC TIẾP hội thảo CPTPP: Nhận diện cơ hội và thách thức cho nông sản Việt

Thứ hai - 01/07/2019 23:21
8:30 sáng nay (2/7), tại khách sạn Quân đội, Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công Thương, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt cùng phối hợp tổ chức hội thảo “CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”.

Hội thảo có sự tham dự của ông Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội;

Về phía Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt có Nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập.

Hội thảo còn có sự tham dự của nông dân từ nhiều vùng miền trên cả nước, chủ trang trại, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp và các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

 truc tiep hoi thao cptpp: nhan dien co hoi va thach thuc cho nong san viet hinh anh 1

Ông Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; 

Phát biểu Khai mạc Hội thảo, ông Thào Xuân Sùng khẳng định: Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương thể hiện sự chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của nước ta. Việc nhận diện rõ hơn những cơ hội và thách thức của nông sản Việt Nam trong CPTPP sẽ góp phần tăng cường nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và nông dân đối với sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân và phát triển nông thôn.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn của nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực để cứu đói, chống đói, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu lương thực có thứ hạng cao về số lượng trên thị trường thế giới.

Có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm vị trí dẫn đầu trên thị trường thế giới như gạo, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản, rau, quả, thực phẩm và đang dần định hình được thương hiệu, uy tín về chất lượng, giá cạnh tranh trên thị trường thế giới trong khuôn khổ các Hiệp định Thương mại tự do.

 truc tiep hoi thao cptpp: nhan dien co hoi va thach thuc cho nong san viet hinh anh 2

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu Đề dẫn tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực đối với với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Hiệp định CPTPP là một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết sâu hơn so với các cam kết khi gia nhập WTO và trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia từ trước tới nay, và được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn cho Việt Nam.

Để tận dụng tốt các cơ hội và đối phó hiệu quả với các thách thức mà các FTA mang lại là vấn đề mà Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cần sẵn sàng chuẩn bị càng sớm càng tốt. Với tinh thần đó, để triển khai và sớm đưa Hiệp định CPTPP đi vào cuộc sống, chỉ 10 ngày sau khi Hiệp định chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP.

"Tôi vui mừng nhận thấy là cho đến nay gần như toàn bộ tất cả các Bộ, ngành và các tỉnh, thành tham gia Hội thảo ngày hôm nay đã hoàn tất Kế hoạch hành động và gửi cho Bộ Công Thương đăng lên trên trang thông tin điện tử chính thức của Chính phủ về Hiệp định CPTPP", Bộ trưởng Công Thương khẳng định.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ hy vọng rằng Hội thảo sẽ đem lại nhiều thông tin và kiến thức hữu ích cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý tại các tỉnh, thành tham dự Hội nghị, từ đó góp phần vào việc chuẩn bị và thực hiện hiệu quả các FTA trong thời gian sắp tới đối với lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương của mình.

 truc tiep hoi thao cptpp: nhan dien co hoi va thach thuc cho nong san viet hinh anh 3
 

 truc tiep hoi thao cptpp: nhan dien co hoi va thach thuc cho nong san viet hinh anh 4

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương):

Việc tham gia sâu vào các Hiệp định Thương mại kinh tế, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, Việt Nam sẽ gia tăng cơ hội tăng xuất khẩu. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt ở việc tăng sức ép đáng kể đến sức cạnh tranh với nhóm hàng nông lâm thủy sản và có thể đối mặt với nguy cơ thu hẹp sản xuất.

Để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp, từ năm 2010, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương triển khai xây dựng 02 mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp tại 12 tỉnh (Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Bình Thuận, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp). Bao gồm mô hình Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Hộ nông dân ở vùng sản xuất hàng hóa tập trung và mô hình Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Hộ nông dân áp dụng ở vùng sản xuất phân tán. Đồng thời, trong thời gian qua, Bộ Công Thương và Sở Công Thương một số địa phương đã đồng hành các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước tổ chức các “Tuần hàng nông sản”, hỗ trợ nông sản Việt Nam có thị trường tiêu thụ ổn định trong nước và từng bước xây dựng thương hiệu.

Mục đích chung của chương trình là hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ một số mặt hàng đặc sản tại các vùng, miền, địa phương có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cấp Giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP)… tới người tiêu dùng, các nhà phân phối, nhà hàng, khách sạn,… góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn của các địa phương…

Tại các địa phương, hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường được các Sở Công Thương tập trung đẩy mạnh triển khai. Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp triển khai bán hàng thông qua các hệ thống bán lẻ, cửa hàng tiện ích, tổ chức các chuyến hàng bình ổn giá, đẩy mạnh việc lồng ghép bán hàng Việt trong các điểm bán hàng bình ổn, tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất và nhà kinh doanh, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng vào chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…

Theo báo cáo của 56 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong giai đoạn 2009 - 2019, các Sở Công Thương đã tổ chức được hơn 1.000 hội nghị kết nối cung cầu các cấp, từ đó kết nối hàng hóa từ các vùng miền tại tỉnh, thành này đến các địa phương khác, tăng cường sự lưu thông hàng hóa xuyên suốt cả nước. Điển hình là thành phố Hà Nội, đã phối hợp tổ chức thực hiện trên 80 cuộc giao thương, kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa doanh nghiệp Hà Nội và các tỉnh, thành phố… Hỗ trợ doanh nghiệp 46 tỉnh, thành phố đưa hàng hóa (chè, cà phê, gia vị, trái cây: chanh leo, thanh long, dừa, bơ…) vào các hệ thống phân phối nước ngoài như Aeon - Nhật, Central Group - Thái Lan, Lotte - Hàn Quốc, chợ đầu mối Rungis - Pháp...

Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công nhiều hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa, trở thành cầu nối để các Doanh nghiệp giữa các tỉnh, thành tiếp xúc, trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ, hỗ trợ các địa phương phương thức đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, mở rộng thị trường các nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar...

 
 

 

 truc tiep hoi thao cptpp: nhan dien co hoi va thach thuc cho nong san viet hinh anh 3
 

 truc tiep hoi thao cptpp: nhan dien co hoi va thach thuc cho nong san viet hinh anh 6

Lê Hoàng Oanh - Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi (Bộ Công thương):

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất và quan trọng của Việt Nam. Trong năm 2018, đạt 7,3 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt nam đạt 27,47%; Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc tăng 21,26%/năm trong giai đoạn 2009 – 20018.

Tuy nhiên, vẫn còn 3 tồn tại trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gồm: Phương thức giao dịch, là xuất khẩu nông sản nhỏ lẻ, chủ yếu thông qua đường tiểu ngạch, tiềm ẩn rủi ro, thiếu tính bền vững; Chất lượng sản phẩm chủ yếu là do Chất lượng sản phẩm không cao, không theo tiêu chuẩn nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp; Thiếu kết nối cung cầu bởi thiếu kết nối đến hệ thống phân phối lớn của Trung Quốc”.

Rào cản cho xuất khẩu nông sản Việt sang Trung Quốc là Trung Quốc quản lý nhập khẩu bằng thuế quan & hạn ngạch. Sản phẩm chủ yếu gồm: Lúa mỳ, ngô, gạo (hạt ngắn/trung bình), gạo (hạt dài). Ngoài ra, Trung Quốc thực hiện việc giám sát biên giới bằng hàng rào sắt & camera quan sát dọc biên giới, tuần tra kiểm soát trong & ngoài hàng rào 24/24, hạn chế hàng TNTX, kho ngoại quan, chuyển khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở.

Đồng thời, truy xuất nguồn gốc và siết chặt yêu cầu: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu; Thông tin nhà vườn, mã vùng trồng, mã xưởng đóng gói; Siết chặt công tác phê duyệt cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc...

Giải pháp cho xuất khẩu nông sản Việt: Cần có thái độ tiếp cận thị trường và Phương thức giao dịch. Trong đó, tiếp cận thị trường Trung Quốc như các thị trường khó tính khác (Mỹ, Nhật, Eu,..) và Phương pháp giao dịch thương mại chính quy.

 
 

 

 truc tiep hoi thao cptpp: nhan dien co hoi va thach thuc cho nong san viet hinh anh 3
 

 truc tiep hoi thao cptpp: nhan dien co hoi va thach thuc cho nong san viet hinh anh 8

Bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương): 

Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước CPTPP. Theo đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 đến 10 năm.  

Hiệp định CPTPP mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. Để tận dụng tốt các cơ hội do thị trường này mang lại cũng như chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ở một sân chơi mới, doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét một số giải pháp sau:

Một là các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Các nội dung chính của Hiệp định hiện đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ Công Thương. Đây là kênh thông tin tham khảo hữu ích cho doanh nghiệp khi tìm hiểu khu vực CPTPP.

Hai là doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng nêu trên.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp của ta tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Nhóm PV/ Dân Việt
http://danviet.vn/kinh-te/hoi-thao-cptpp-co-hoi-va-thach-thuc-cho-nong-san-viet-993107.html


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189


Hôm nayHôm nay : 58240

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1676348

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63758570