Phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn không chỉ là mối quan tâm lớn của Việt Nam mà còn của nhiều nền kinh tế APEC và các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay. Nhưng để triển khai, cần phải tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa thị trường và các dịch vụ tài chính có chất lượng, dễ tiếp cận cho nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững.
Việt Nam hiện có tỷ lệ đáng kể người dân không có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức và sử dụng dịch vụ tài chính vẫn còn thấp so với nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Ngân hàng thế giới, chỉ hơn 20% số người nghèo ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng chính thức.
Trên thực tế, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính bao trùm, như: phát triển tài chính vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận ngân hàng, dịch vụ tài chính chính thống cho các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương, phụ nữ… Những chính sách này góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp nông thôn.
"Tài chính cho phát triển nông nghiệp, nông thôn" là một trong các nội dung hợp tác ưu tiên, trong khuôn khổ tiến trình hợp tác Bộ trưởng Tài chính của Năm APEC 2017. Xuất phát từ hoàn cảnh tương đồng giữa các nền kinh tế APEC, nơi mà khu vực nông thôn đóng vai trò quan trọng trong nhiều nền kinh tế, đòi hỏi cần có các giải pháp xử lý và khắc phục để phát triển bền vững. Thảo luận vấn đề này là cơ hội tốt để các nền kinh tế APEC, các tổ chức quốc tế đưa ra những giải pháp cho một nền tài chính toàn diện bền vững hơn, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế trong khu vực.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn