13:00 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả kém, phần lớn do người đứng đầu ngành

Thứ bảy - 10/11/2018 10:08
"Trong trường hợp người đứng đầu chưa quyết liệt, mạnh mẽ trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, phải có những biện pháp cứng rắn để xử lý". Đó là kiến nghị của Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu Lê Trọng Quảng tại Hội nghị sơ kết 5 năm Tái cơ cấu nông nghiệp vừa diễn ra tại Hà Nội.

Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng sau 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp theo Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” Chính phủ đã phê duyệt năm 2013, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Giải pháp để giải quyết những khó khăn ấy là vấn đề cấp bách mà Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đặt ra hiện nay. 

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Tuyên Quang

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm Tái cơ cấu nông nghiệp vừa diễn ra tại Hà Nội, nhìn lại chặng đường đã qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, còn rất nhiều vướng mắc, hạn chế làm hiệu quả tái cơ cấu chưa đáp ứng được yêu cầu Chính phủ đã đề ra trong Quyết định 899 về đẩy mạnh liên kết, công nghệ cao… Nhiều lĩnh vực chưa đạt so với mục tiêu yêu cầu, tăng trưởng ngành chưa vững chắc; sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, chuỗi giá trị sản phẩm chưa được tổ chức và phát triển hợp lý.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước hiện nay chỉ có khoảng 300/700 chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả. Trình độ chế biến sâu còn hạn chế nên giá trị gia tăng thấp. Trên 96% doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, năng suất lao động thấp chỉ bằng 38% năng suất lao động chung của nền kinh tế, bằng 29,4% năng suất lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và bằng 31,3% năng suất lao động các ngành dịch vụ.

Thị trường tiêu thụ thiếu ổn định trong khi công tác phân tích dự báo thị trường cũng như quy hoạch chưa hiệu quả. Việc ứng dụng khoa học công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế còn hạn chế, chỉ 5% doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGap. Chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả.

Số lượng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và số lượng doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận còn ít. Đặc biệt việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp (nhà kính, nhà lưới… ) tại các địa phương còn chậm. Hay việc thu hút nguồn lực xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều mới chỉ đạt 5,8-6% của cả nước, đầu tư theo hình thức đối tác công tư vẫn ở quy mô nhỏ và mang tính chất thí điểm.

Phân tích nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng về chủ quan, chuyển biến nhận thức về tái cơ cấu nông nghiệp chưa theo kịp thực tiễn, cách tiếp cận trong nhiều lĩnh vực chậm thay đổi. Nhiều địa phương chưa quan tâm chỉ đạo sát sao và tổ chức thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp chưa đúng mức. Nhiều vướng mắc, bất cập trong cơ chế chính sách nhất là về đất đai, chính sách thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác… Đầu tư công thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu.

Về khách quan, nguyên nhân đã làm cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp chưa đạt được yêu cầu của Chính phủ đề ra là sự biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng lớn, gây thiệt hại nặng nề cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay. Hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nước và vấn đề bảo hộ của nhiều quốc gia tăng cường mạnh, làm khó khăn hơn cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt

Trước thực tế đầy bức bách như vậy, để tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2020 đạt mục tiêu như Chính phủ đặt ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng phải thực hiện 8 giải pháp căn bản tác động trực tiếp tới quá trình tái cơ cấu nông nghiệp như tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trong khâu giải quyết vướng mắc trong chính sách đất đai, đầu tư, phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ. Đẩy mạnh phát triển thị trường; tổ chức lại hệ thống thương mại nông sản nội địa, nâng cao năng lực nghiên cứu và dự báo thị trường. Rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy mô, cơ cấu sản xuất, phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng và quản trị ngành…

Trước đề xuất của một số tỉnh thành, doanh nghiệp về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp cho giai đoạn tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng đã có những đồng tình hoặc chỉ đạo thẳng thắn, quyết liệt với những cơ quan thuộc cấp ngay tại Hội nghị với những vấn đề thuộc ngành quản lý.

Kiến nghị của Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu Lê Trọng Quảng là một trong những ý kiến thu hút được sự đồng tình của rất nhiều đại biểu và cả người đứng đầu ngành nông nghiệp. Ông Quảng nhận định: “Việc tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả hay không hoặc hiệu quả như thế nào phụ thuộc rất lớn vào vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, ngành. Vì vậy, nếu chúng ta có chính sách dân vận thì cũng phải có chính sách “quan vận”, nghĩa là làm thế nào nâng cao ý thức trách nhiệm của họ trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Và trong trường hợp, người đứng đầu chưa quyết liệt, mạnh mẽ trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, phải có những biện pháp cứng rắn để xử lý. Bởi đây là quyết sách của Chính phủ nhằm nâng cao đời sống của người dân và phát triển kinh tế đất nước”.

Tương tự, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nafoods Group, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu nước ép trái cây, rau củ quả đông lạnh cho rằng, giống cây là một trong những điều kiện tiên quyết về sản lượng, năng suất sản xuất… Thế nhưng hiện nay trong khâu nhập khẩu giống có nhiều khó khăn, vướng mắc gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Tiếp thu ý kiến này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã khẳng định và chỉ đạo ngay tại hội nghị: “Nếu doanh nghiệp nào khó khăn trong nhập khẩu giống tốt, mà khó khăn đó từ cơ quan thuộc ngành nông nghiệp hãy gọi thẳng cho tôi bất kể lúc nào, không phải ngại ngần. Tôi sẽ giải quyết ngay. Bởi giống tốt cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt thì phải tạo điều kiện thuận lợi nhập khẩu ngay”. 

TÚ ANH/ Thế giới tiếp thị
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 235


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266376

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73313347