08:27 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tận dụng phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi

Thứ ba - 06/09/2016 11:07
Thời gian qua, giá thành phẩm gia súc, gia cầm thường xuyên không ổn định, trong khi giá thức ăn công nghiệp luôn tăng. Giảm thiểu chi phí đầu vào của chăn nuôi là vấn đề mà nhiều hộ nông dân quan tâm, trong đó, một số hộ đang tích cực áp dụng biện pháp lấy phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi đem lại hiệu quả cao.
Thực tế, tiềm năng để tận dụng, tái tạo phụ phẩm từ trồng trọt là rất lớn khi mỗi năm, toàn tỉnh trồng được hơn 70.000 ha, riêng cây lúa chiếm đến 80%, ngoài ra còn các loại cây màu như ngô, cà rốt, đậu tương… Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh những sản phẩm chính còn có rất nhiều sản phẩm phụ khác. Chẳng hạn đối với cây lúa, ngoài hạt lúa thu hoạch được, còn có rơm, gốc rạ; khi xay lúa, ngoài gạo còn có tấm, cám, trấu, với cây ngô có thân, lá,… Phần lớn số phụ phẩm này vẫn đang được nông dân sử dụng theo cách thủ công, ở dạng thô là chính như thân cây ngô, lá cà rốt cho trâu, bò ăn trực tiếp; cám gạo nấu cho bò, lợn... Một số hộ chăn nuôi lợn còn tận dụng bã rượu, bã đậu nành để nấu thành cám… Tuy nhiên, nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý, chế biến, phụ phẩm trồng trọt có thể đem lại hiệu quả dinh dưỡng và kinh tế cao hơn.

Điển hình là việc sử dụng đạm urê để ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò. Hiện nay, cứ sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, mỗi hộ nuôi bò sữa ở Cảnh Hưng, Tiên Du đều trữ một hố rơm ủ lớn. Kỹ thuật ủ rơm bằng urê rất dễ dàng chỉ cần 100 kg rơm khô + 4 kg urê + 80 đến 100 lít nước sạch trộn với nhau, sau 7-10 ngày là có thể lấy cho bò ăn với lượng tăng dần. Ủ rơm bằng urê cho phép bảo quản rơm không bị mốc, không bị tổn thất chất hữu cơ mà còn có hàm lượng chất đạm cao hơn 2 lần so với rơm không chế biến, tăng tỷ lệ tiêu hóa, giúp bò ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn.
 
 
 
Nông dân thôn Du Tràng, Giang Sơn, Gia Bình ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò.
 
 Anh Lê Đắc Tân, xã Cảnh Hưng hiện nuôi 7 con bò sữa phấn khởi cho biết: “Mỗi ngày, một con bò ăn hết 7-10kg rơm ủ, chỉ cần bổ sung thêm một lượng cỏ tươi và cám nhỏ, gia đình tôi bớt được hẳn công cắt cỏ. Do rơm có sẵn nên chi phí chế biến không nhiều, trong suốt 3 tháng cần khoảng 20kg urê, thành tiền là 130.000 đồng để ủ rơm cho 1 con bò ăn. Phương pháp này giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng của rơm đồng thời khắc phục được tình trạng thiếu hụt lượng thức ăn thô cho bò trong mùa đông”. Hay phương pháp sử dụng giun quế phơi khô rồi nghiền nhỏ trộn lẫn với cám gạo để tạo thành một loại thức ăn tốt cho gia cầm, gia súc và con đặc sản... của anh Nguyễn Đình Tiếp, thôn Trừng Xá, xã Trừng Xá, huyện Lương Tài cũng đang đem lại hiệu quả to lớn, tiết kiệm thời gian và chi phí lên tới 30%.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Mạnh Định, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Bắc Ninh, việc tận dụng phụ phẩm là phương pháp xoay vòng năng lượng hiệu quả, rất phù hợp với sản xuất nông hộ nhỏ lẻ muốn tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, giảm phụ thuộc vào cám công nghiệp. Quan trọng hơn, với phương pháp này, các hộ chăn nuôi có thể tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, hướng tới việc bảo vệ môi trường. Đơn cử như nếu sử dụng được phần lớn lượng rơm rạ sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi có thể giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm. Về lâu dài, việc tận dụng phụ phẩm cho chăn nuôi hoàn toàn có thể áp dụng ở những trang trại quy mô lớn nếu họ áp dụng thêm các kỹ thuật xử lý, công nghệ, thiết bị chế biến tiên tiến.  Bởi thực tế, những kỹ thuật xử lý nguồn nguyên liệu thô này không quá khó, nhưng người nông dân hiện nay vẫn chưa có thói quen và đầu tư công sức để chế biến các loại phụ phẩm thành thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm.

Thời gian tới, các ngành chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn đi đôi với việc tạo dựng các mô hình, trang trại kiểu mẫu về thu gom, chế biến, sử dụng các phụ phẩm trong chăn nuôi để nông dân học tập. Bước đầu, cần hỗ trợ những hộ có biện pháp xử lý, tận dụng triệt để phụ phẩm trồng trọt, rộng hơn là chăn nuôi, công nghiệp nhằm tái tạo năng lượng tại chỗ, hướng tới việc hình thành các mô hình nông nghiệp hữu cơ và một nền nông nghiệp bền vững.

Theo Báo Bắc Ninh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 519

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 517


Hôm nayHôm nay : 49882

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 803423

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64789367