13:36 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tan giấc mộng đổi đời từ 'vàng trắng', nhiều hộ lâm cảnh nợ nần

Thứ hai - 27/08/2018 10:34
Đã từng là niềm hy vọng sẽ thay đổi cuộc sống khi cây cao su về với địa phương nhưng không ngờ rằng, thiên tai cùng với giá mủ xuống thấp đã khiến cho tất cả đều tan tành.

Giờ đây, những mơ ước đó không những không thể thành hiện thực mà người dân còn phải gánh chịu những khoản nợ ngân hàng không biết đến khi nào mới có thể trả xong.

Giấc mộng đổi đời từ cây cao su không thành, gia đình ông Liên bây giờ còn đối mặt với khoản nợ khó trả

Đây là thực tế đang diễn ra ở xã Bình Khương (Bình Sơn, Quảng Ngãi). Câu chuyện bắt đầu từ năm 2001 khi Dự án đa dạng hóa nông nghiệp được triển khai ở địa phương này với hình thức nhà nước cho người dân vay vốn để trồng cây cao su. Lúc đó, loại cây này đang ở thời hoàng kim, được mệnh danh là “vàng trắng” nên khi biết có dự án nhiều người dân trong xã đã rất kỳ vọng và đang ký tham gia.

Theo thống kê của UBND xã Bình Khương, số hộ dân làm thủ tục vay vốn trồng cây cao su vào thời điểm đó lên đến hơn 40 hộ với diện tích khoảng 38ha. Để phát triển loại cây này, các hộ dân đã tiến hành phá bỏ các loại cây trồng đã canh tác trước đó như bạch đàn, sắn, dưa... để có đất sản xuất.

Thế nhưng, đến năm 2009, khi cây cao su của người dân địa phương bắt đầu cho thu hoạch thì gặp bão khiến cho một phần lớn diện tích bị đổ gãy. Số còn lại cũng chịu ảnh hưởng nên không thể cho mủ. Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Liên (trú thôn Tây Phước, Bình Khương) khi tham gia dự án đã phá bỏ 1,7ha bạch đàn trong vườn để trồng cao su. Trận bão năm 2009 đã làm cho 400/700 cây cao su của gia đình ông gãy đổ hoàn toàn.

“Để trồng được diện tích cao su này, tôi đã vay vốn của ngân hàng trên 26 triệu đồng. Tưởng là sắp thu hoạch và có thể trả được nợ nhưng vườn cây bị ảnh hưởng của thiên tai nên không có cách nào để trả được. Mãi đến bây giờ, khoản nợ trước đây đã tăng lên đến 80 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. Giờ tôi cũng không biết phải làm sao khi kinh tế của gia đình chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập mỗi năm cũng không được bao nhiêu”, ông Liên cho biết.

Một trong những lý do đến nay gia đình ông Liên không thể trả được tiền vay vốn ngân hàng là do những diện tích cao su còn sót lại đến thời điểm thu hoạch thì giá mủ xuống thấp. Có thời điểm giá xuống còn 8.000 đồng/kg (mủ đặc) nên thu nhập cũng đủ chi phí đầu tư. Điều này dẫn đến một số hộ quyết định chặt bỏ loại cây đã từng là niềm hy vọng một thời để chuyển sang trồng keo.

“Nếu chặt cây mà không có tiền trả ngân hàng là vi phạm hợp đồng nên dù muốn chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn cũng không thể nên tôi đánh chấp nhận để vậy. Hiện tại, với số cao su trong vườn của tôi mỗi tháng cũng chỉ có thu nhập được trên dưới 2 triệu đồng, chỉ đủ trang trải các chi phí lặt vặt trong nhà. Với tình trạng này thì không biết đến lúc nào mới có thể trả hết nợ”, ông Liên tâm sự.

Tiếc vì để lãng phí đất, ông Liên trồng xen cây keo vào vường cao su nhưng cũng không mang nhiều hiệu quả

Cũng giống như hộ gia đình ông Liên, năm 2001 gia đình ông Lê Văn Liễn (trú thôn Trà Lăm, Bình Khương) cũng chuyển 1ha diện tích bạch đàn qua trồng cao su. Gặp phải thiên tai nên trong vườn chỉ còn lại chưa tới ½ số cây ban đầu. “Diện tích cao su còn lại của gia đình tôi cũng đã cho cho mủ nhưng cũng chỉ thu hoạch cho đỡ phí thôi chứ không ăn thua. Lúc bắt đầu trồng cao su hy vọng bao nhiêu thì giờ thất vọng bấy nhiêu. Tiền nợ ngân hàng mấy chục triệu giờ cũng không biết lấy đâu ra để trả nữa”, ông Liễn nói.

Theo ông Nguyễn Đức Sơn, Phó chủ tịch xã Bình Khương thì nhận thấy cây cao su không mang lại hiệu quả kinh tế nên rất nhiều hộ đã chặt bỏ để chuyển sang trồng các loại cây truyền thống trước đây như keo, sắn... Từ con số hơn 40 hộ dân với 38ha diện tích cao su trong xã ban đầu đến bây giờ chỉ còn lại khoảng 10 hộ còn cao su trên diện tích chưa tới 10ha. Đa số những hộ dân còn lại vì vướng nợ ngân hàng chưa thể trả nên vẫn giữ lại.

Cũng theo ông Sơn, trên địa bàn xã Bình Khương hiện còn 12 hộ trước đây đăng ký vay vốn trồng cao su với số tiền 152 triệu đồng nhưng vẫn chưa được. Với lãi suất vay thời điểm đó lên đến 0,81%/tháng thì tính cả tiền vốn và tiền lãi các khoản nợ đã đội lên rất cao, như hộ gia đình ông Liên thì tiền nợ hiện nay đã gấp hơn 3 lần khoản vay lúc đầu. Để trả được số tiền đó cũng là một vấn đề khó khăn của các hộ dân.

“Thời điểm xảy ra thiên tai, xã cũng đã có mời ngân hàng, các hộ dân lên để để nghị ngân hàng có hướng khoanh nợ cho hộ dân vay. Tuy nhiên từ đó đến nay vẫn không thấy ngân hàng khoanh nợ trong khi đó tiền lãi vẫn cứ đội lên cao. Giờ mà người dân có chặt cây bán cũng không đủ trả nợ nên chính quyền mong muốn nhà nước, tỉnh có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ cho các hộ dân còn nợ ngân hàng giải quyết khó khăn này”, ông Sơn nói.
LÊ KHÁNH/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 186


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 376417

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73423388