01:03 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng 150% sản lượng nhờ hệ thống thâm canh lúa cải tiến

Thứ ba - 08/08/2017 21:35
Theo phương pháp này, lượng thóc giống, chi phí phân, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công giảm 30% trong khi sản lượng tăng gần 150%.

Nằm ở duyên hải Bắc Trung Bộ, Quảng Bình chỉ có 2,8% diện tích đất phù sa nên việc trồng lúa chưa đem lại hiệu quả cao.Để nâng cao năng suất, người dân Quảng Bình tập trung trồng những giống lúa mới ngon, dẻo như lúa P6, TBR225 đồng thời chuyển đổi canh tác lúa theo phương pháp SRI (The System Rice Intensification) - hệ thống thâm canh lúa cải tiến.

Phương pháp này được áp dụng tại 50 nước trên thế giới và 30 tỉnh thành ở Việt Nam với sự tham gia của hơn 2 triệu nông dân. Quảng Bình bắt đầu áp dụng thí điểm cách canh tác này từ năm 2012 sau đó nhân rộng ra nhiều địa phương như hợp tác xã Mỹ Lộc Thượng, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy.

Vụ Đông Xuân 2016-2017, toàn tỉnh Quảng Bình xuống giống trên 29.500ha lúa, sản lượng trung bình đạt 6,7 tạ một ha. Trong đó, huyện Lệ Thủy là vựa lúa lớn của tỉnh với 10.160 ha lúa đông xuân.

 

Huyện Lệ Thủy là một trong những vựa lúa lớn của Quảng Bình. Ảnh:Bizmedia.

 

Ông Võ Văn Thắng, thành viên hợp tác xã Mỹ Lộc Thượngcho biết, ban đầu, nhiều nông dân nghi nhờ tính hiệu quả của phương pháp SRI vì kỹ thuật cấy khác hẳn với cách làm truyền thống là trữ nước thường xuyên và cấy mau. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, thấy năng suất tăng mà chi phí sản xuất giảm, toàn hợp tác xã đã chuyển hết sang trồng theo phương pháp này.

Mỗi năm, bà con chỉ cần cấy một vụ lúa, thời gian còn lại cho đất nghỉ và phục hồi. Phương pháp này không những giúp giảm chi phí giống, phân, nước mà còn mang lại năng suất cao hơn, từ 5,2 tạ lên 7,6 tạ mỗi sào (khoảng 150%).

 

Phương pháp này không những giúp giảm chi phí giống, phân, nước mà còn mang lại năng suất cao hơn từ 5,2 tạ lên 7,6 tạ mỗi sào. Ảnh:Bizmedia.
 

So với cách làm cũ, số lượng hạt giống giảm từ6 -7 kg xuống còn2,5- 3kgmỗi sào mỗi vụ. Thay vì bơm nước9-10 lần mỗi vụ, người dân chỉ phải làm 5-6 lần. Theo ông Võ Xuân Văn - thành viên của hợp tác Mỹ Lộc Thượng, nguyên tắc cơ bản của SRI là cấy mạ non, chỉ cấy một dảnh, cấy thưa khoảng 20cm và tháo nước theo từng thời điểm thích hợp, đồng thời tăng cường bón phân hữu cơ.

SRI còn phù hợp cho việc canh tác trên những cánh đồng mẫu lớn và cơ giới hóa nông nghiệp. Ảnh:Bizmedia.

 

Ngoài ra, canh tác SRI giúp cho cây lúa đẻ được 5-7 nhánh, nhiều cây có 10-20 nhánh nên hạn chế ngã đổ, chống chịu ngập lụt, lốc tố dễ hơn. Phương pháp này còn thích hợp triển khai trên những cánh đồng mẫu lớn, thuận lợi khi đưa thêm cớ giới hóa vào để tăng hiệu quả sản xuất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 267

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 34160

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 406987

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73453958