11:35 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng diện tích lúa thu đông, đón đầu nhu cầu gạo sau dịch Covid-19

Thứ sáu - 20/03/2020 03:03
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có một vụ lúa đông xuân được mùa được giá. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, tinh thần này sẽ tiếp tục được phát huy trong vụ hè thu để đảm bảo sản lượng lúa cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vụ đông xuân được mùa, được giá

Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn còn khốc liệt hơn đợt hạn mặn kỷ lục năm 2015 - 2016, vụ lúa đông xuân 2019 - 2020 ở ĐBSCL vẫn được mùa được giá. Đây thực sự là một kỳ tích.

 tang dien tich lua thu dong, don dau nhu cau gao sau dich covid-19 hinh anh 1

Nông dân ĐBSCL có vụ lúa đông xuân được mùa được giá. Ảnh:  Thanh Cường

Báo cáo của Bộ NNPTNT trình Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch sản xuất lúa năm 2020 cho thấy, toàn bộ diện tích lúa đông xuân của các tỉnh phía Nam đều an toàn, diện tích đã thu hoạch là 1,12 triệu ha (đạt 72,7%), năng suất đạt 70 tạ/ha, tăng 2,2 tạ/ha so với vụ đông xuân 2018 - 2019.

Điều đáng ghi nhận là nhờ giảm mức độ gây hại của các đối tượng sâu bệnh, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vậ nên chi phí sản xuất giảm khoảng 1/3 so với trung bình nhiều năm.

Theo ông Lê Thanh Tùng -Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), việc chỉ đạo chuyển dịch sớm thời vụ gieo sạ đã góp phần quan trọng tăng kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm (tăng 27% về sản lượng và 32,6% về giá trị) do có sản lượng thóc để xuất khẩu sớm hơn so với cùng kỳ và tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, việc dự báo sớm hạn mặn, từ đó điều chỉnh thời vụ gieo cấy là nguyên nhân quan trọng giúp vụ đông xuân giành thắng lợi toàn diện. Theo đó, đối với vùng có nguy cơ bị tác động của hạn, mặn (tập trung chủ yếu ở 8 tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL), Bộ đã chỉ đạo các địa phương tranh thủ gieo sạ sớm hơn 10 - 30 ngày so với trung bình nhiều năm tùy theo cụ thể từng vùng để tránh hạn, mặn.

Trước mắt, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo xác định khung thời vụ, vùng xả lũ, cơ cấu giống cây trồng và các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho vụ thu đông”

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Thay đổi cơ cấu giống lúa ở các vùng bị hạn, mặn theo hướng chọn giống cực ngắn và ngắn ngày, chất lượng cao, chịu mặn khá; kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên độ mặn ở các sông chính và sông nội đồng, áp dụng biện pháp tưới tiêu phù hợp; hoàn thành sớm và đưa vào sử dụng 5 hệ thống công trình thủy lợi nhằm tích trữ nước ngọt và kiểm soát mặn để phục vụ sản xuất và dân sinh; thực hiện chế độ điều tiết nước cho từng khu vực, từng cánh đồng; ưu tiên tưới cho lúa ở thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu và thời kỳ làm đồng - trỗ; áp dụng hình thức tưới luân phiên, tưới nước tiết kiệm...

Tăng diện tích vụ thu đông

Đó là một trong những giải pháp Bộ NNPTNT đang tính đến để đáp ứng nhu cầu gạo đang cao của thế giới. Theo kế hoạch, vụ thu đông năm 2020, toàn vùng ĐBSCL sẽ duy trì diện tích 750.000ha. Tuy nhiên, theo dự báo, sản lượng lúa thế giới năm 2020 có thể giảm khoảng 2,7 triệu tấn, nhu cầu tăng 3,7 triệu tấn.

Trong khi đó, dịch cúm Covid-19 có thể tác động đến sản xuất, xuất khẩu của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ; nhu cầu lương thực trong nước cũng như thế giới có thể sẽ tăng do một số quốc gia và người dân có thể mua để tích trữ.

“Bộ sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để có thể điều chỉnh tăng diện tích lúa thu đông lên khoảng 800.000ha nếu có thể. Trước mắt, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo xác định khung thời vụ, vùng xả lũ, cơ cấu giống cây trồng và các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho vụ thu đông” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Đối với vụ hè thu, từ bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân, trong vụ hè thu 2020, Bộ NNPTNT đang tập trung rà soát và điều chỉnh thời vụ gieo sạ để đảm bảo nguồn nước, an toàn cho sản xuất.

Đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, chỉ đạo tranh thủ gieo sạ sớm nhất có thể để tranh thủ nguồn nước và hạn chế tác động của hạn vào cuối vụ. Đối với những vùng không thể tiếp cận được nguồn nước cần chủ động cắt vụ hoặc chuyển đổi sang cây trồng cạn ngắn ngày.

Đối với vùng ĐBSCL, chủ động gieo sạ sớm đối với các vùng chủ động nước, không bị tác động của hạn, mặn. Đối với diện tích bị tác động của hạn, mặn của các tỉnh ven biển (khoảng gần 300.000ha), do dự báo thời gian có mưa năm nay sẽ muộn (cuối tháng 5) nên sẽ chỉ đạo đẩy lùi thời vụ gieo sạ sang hè thu muộn (hoặc thu đông sớm) khi có đủ nguồn nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, việc chuyển dịch thời vụ này không chỉ đảm bảo an toàn cho sản xuất mà còn có nhiều ưu điểm tích cực như điều tiết năng lực sản xuất như máy móc, kho chứa... và giảm sức ép thị trường trong thời điểm thu hoạch lúa hè thu rộ. Vụ thu đông sớm sẽ được gieo trồng trong thời điểm đủ nước, giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; thời điểm thu hoạch đã hết mưa, ít bị đổ ngã và thất thoát trong thu hoạch.

Khánh Nguyênhttp://danviet.vn/
X
em bài viết gốc tại đây!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231


Hôm nayHôm nay : 53570

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1004599

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72687308