15:06 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng sự hấp dẫn của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thứ ba - 07/08/2018 00:12
Hiện nay, bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện còn ít người tham gia. Trong nỗ lực cải cách thời gian tới như Nghị quyết số 28-NQ/TW, nhiều giải pháp được tính đến để thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện.

Chỉ khi tăng số lao động tự do mua BHXH mới thực hiện được BHXH toàn dân. Ảnh: VIỆT DŨNG

Chỉ khi tăng số lao động tự do mua BHXH mới thực hiện được BHXH toàn dân. Ảnh: VIỆT DŨNG

Chính sách BHXH linh hoạt

Nhiều nội dung cải cách và giải pháp hướng tới mở rộng diện bao phủ BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện, đã được đưa ra. Trong đó, có sự hỗ trợ thích đáng từ ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ người lao động là nông dân, lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện. Các gói BHXH ngắn hạn linh hoạt được xây dựng nhằm giúp người dân thêm nhiều sự lựa chọn. Thời gian tham gia BHXH tối thiểu để đủ điều kiện được hưởng lương hưu cũng được điều chỉnh, từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới 10 năm nhằm tạo điều kiện hơn, khuyến khích người lao động tham gia BHXH; bảo lưu thời gian đóng BHXH, thay vì nhận BHXH một lần, để được hưởng lương hưu, phù hợp với đặc điểm, điều kiện và khả năng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện. 

Một vấn đề đáng chú ý, thời gian vừa qua số người hưởng BHXH một lần khá lớn. Bình quân giai đoạn 2015-2017, mỗi năm có khoảng trên 600.000 người đang tham gia BHXH xin nhận BHXH một lần. Tình trạng này ảnh hưởng đến quyền thụ hưởng lương hưu khi về già của người lao động và cũng không phù hợp với quan điểm, định hướng về đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Thực trạng này được lý giải do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu. Trước hết, việc tuyên truyền về vai trò, lợi ích của việc tham gia BHXH để hưởng quyền lợi hưu trí trong tương lai chưa tốt, chưa sâu rộng, cho nên nhiều người lao động chưa hiểu được giá trị, lợi ích của việc hưởng lương hưu khi về già. Bên cạnh đó, điều kiện hưởng BHXH một lần khá dễ dàng (người lao động sau 1 năm nghỉ việc, không tiếp tục đóng BHXH mà có yêu cầu là được nhận BHXH một lần). Điều kiện hưởng lương hưu khá khắt khe (người lao động khi hết tuổi lao động phải có thời gian đóng tối thiểu là 20 năm mới được hưởng lương hưu), như vậy thời gian chờ đợi của người lao động khá dài. Trong khi đó, cuộc sống trước mắt của người lao động còn khá khó khăn, và mức hưởng BHXH một lần khá cao so với phần đóng góp của bản thân người lao động, nên nhiều người lựa chọn nhận BHXH một lần.

Khi người lao động tham gia BHXH để hưởng lương hưu, khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật về BHXH, ngoài lương hưu hàng tháng, người nghỉ hưu còn được nhận thẻ bảo hiểm y tế (hoàn toàn do quỹ BHXH đảm bảo, bản thân người lao động không phải mua BHYT). Bên cạnh đó, lương hưu được Nhà nước đảm bảo giá trị thông qua việc điều chỉnh hàng năm. Quỹ hưu trí - tử tuất không chỉ đảm bảo chi trả lương hưu cho người nghỉ hưu mà còn đảm bảo chi trả khi họ qua đời thông qua chế độ mai táng phí, trợ cấp tuất hàng tháng hoặc một lần cho thân nhân. Khi có lương hưu đều đặn hàng tháng, người nghỉ hưu tự đảm bảo được cuộc sống của mình mà không phải phụ thuộc vào con cháu hoặc các đối tượng khác, họ chủ động được cuộc sống tuổi già của mình.

Hỗ trợ thích đáng từ Nhà nước

Một trong những nguyên tắc của BHXH là mức hưởng được tính toán dựa trên cơ sở mức đóng và thời gian tham gia đóng góp. Mức lương hưu bình quân hiện nay của hơn 3 triệu người đang hưởng lương hưu năm 2017 khoảng 4,26 triệu đồng/người/tháng là không thấp so với tiền lương bình quân của những người đang làm việc năm 2017 (khoảng 5,6 triệu đồng/người/tháng). Tuy nhiên, điều chúng ta cần quan tâm là vẫn còn có khoảng trên 2.000 người (chiếm dưới 1% tổng số người đang hưởng lương hưu) hưởng mức lương hưu 1,3 triệu đồng/người/tháng. Số người này hưởng lương hưu thấp do trước đây tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của họ thấp và thời gian tham gia đóng góp vào quỹ BHXH ngắn (chỉ khoảng 20 năm). Vì vậy, trong thời gian tới, các ngành, các cấp cần phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người lao động, tổ chức công đoàn hiểu rõ quyền lợi và đấu tranh yêu cầu người sử dụng lao động đóng đủ BHXH đúng quy định theo mức tiền lương. Đồng thời, qua đó, người lao động cũng hiểu rõ chính sách để tham gia BHXH dài hơn (chính sách cộng nối thời gian giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện). Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ theo đúng tinh thần Nghị quyết 28.

Chúng ta cũng có bảo hiểm hưu trí bổ sung để tạo điều kiện cho người lao động có mức tiền lương cao có cơ hội lựa chọn tham gia thêm, giúp gia tăng mức lương hưu khi về già. Do BHXH bắt buộc là chính sách cơ bản, được bảo trợ của Nhà nước nên tất cả các nước trên thế giới đều quy định Nhà nước chỉ bảo trợ mức tối đa phù hợp với điều kiện nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật về BHXH ở Việt Nam, mức trần tối đa Nhà nước bảo hộ hiện nay là 26 triệu đồng/người/tháng (20 lần mức lương cơ sở). Như vậy, đối với người lao động có mức lương hàng tháng cao hơn 26 triệu đồng/tháng thì cũng chỉ được tham gia BHXH bắt buộc tối đa ở mức 26 triệu đồng. Để tạo điều kiện gia tăng cơ hội hưởng lương hưu trong tương lai, chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung cho phép người lao động, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung theo nguyên tắc thị trường đối với phần vượt trần.

Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối với chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) như bảo hộ Quỹ BHXH, Quỹ BHTN để đảm bảo việc chi trả các chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ một phần tiền đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện, hiện nay mức hỗ trợ của ngân sách Nhà nước theo mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn theo 3 mức tương ứng với 3 nhóm đối tượng (30% đối với hộ nghèo; 25% đối với hộ cận nghèo; 10% đối với tất cả các đối tượng còn lại). Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện cho phù hợp.

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến diện bao phủ BHXH tự nguyện còn thấp có nguyên nhân do chính sách BHXH tự nguyện chưa thật hấp dẫn, mới chỉ có 2 chế độ dài hạn là hưu trí và tử tuất, mà thiếu đi các chế độ ngắn hạn đáp ứng ngay nhu cầu đa dạng trước mắt của người dân. Chính vì thế, trong Nghị quyết 28 đã đề cập đến giải pháp quan trọng là nghiên cứu, xây dựng gói BHXH ngắn hạn linh hoạt để người lao động có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng, đáp ứng nhu cầu không chỉ lâu dài và cả trước mắt, không chỉ trong dài hạn mà cả trong ngắn hạn.

LÊ QUÂN Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 130


Hôm nayHôm nay : 50598

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 545532

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73592503