13:51 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Thứ ba - 06/11/2018 20:17
Xác định thương hiệu hình thành từ chất lượng sản phẩm, thời gian qua, các ngành chức năng ở TP Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã(HTX) đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Cùng với đó, thành phố còn tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối thị trường… từng bước giúp các doanh nghiệp, HTX nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, khẳng định thương hiệu và tăng sức cạnh tranh cho nông sản.

Đầu tư cho sản xuất an toàn

Sau một thời gian dài tập trung vào sản xuất các mặt hàng mà không chú trọng tới xây dựng thương hiệu nông sản, bởi vậy, các sản phẩm hàng hóa chủ lực của TP Cần Thơ đã phải chịu cảnh lép vế trên thị trường. Khắc phục hạn chế trên, địa phương đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các HTX nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; đồng thời trợ lực để các HTX nông nghiệp xây dựng nhãn hiệu nông sản đặc trưng gắn với địa phương.

Người tiêu dùng tham quan điểm trưng bày tiêu thụ sản phẩm an toàn. Ảnh: THÚY AN

Bà nguyễn Thị Kiều, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, cho biết: “Chúng tôi xác định, xây dựng thương hiệu là phương án tốt nhất để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản. Để làm được điều này, nhất thiết phải có được sản phẩm chất lượng. Vì thế, thay đổi tư duy sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, hướng người dân đến sản xuất an toàn, tạo lập niềm tin để chinh phục người tiêu dùng… là bước đầu tiên trong chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo sức cạnh tranh cho nông sản của TP Cần Thơ”.

Thành công trong lĩnh vực sản xuất rau an toàn phải kể đến HTX rau an toàn Hòa Phát (quận Ô Môn). Nhờ áp dụng tốt quy trình GAP từ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến đóng gói, tiêu thụ, nên nhiều năm liền rau muống của HTX luôn được ngành chức năng thành phố chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và được các cửa hàng rau sạch trên địa bàn thành phố thu mua với giá ổn định 11.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Bi, Giám đốc HTX rau an toàn Hòa Phát, chia sẻ: “Trước đây, sản phẩm rau màu do bà con làm ra hiệu quả không cao. Sau khi được ngành chức năng vận động chuyển đổi phương thức sản xuất và tập huấn kỹ thuật canh tác rau an toàn cũng như đầu tư máy sục khí Ozone có công dụng diệt khuẩn và khử hóa chất, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn cho rau trước khi đóng gói thành phẩm... sản phẩm rau an toàn của HTX luôn có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng”.

Chủ động áp dụng quy trình sản xuất an toàn, kết hợp xây dựng thương hiệu để nâng giá trị nông sản là hướng đi được nhiều HTX ở TP Cần Thơ thực hiện. Để sản phẩm nông sản an toàn chinh phục thị trường, ngoài sự hỗ trợ của các ngành chức năng thành phố, HTX nông nghiệp Thới Thạnh vừa tăng cường thực hành sản xuất nông nghiệp an toàn, vừa xây dựng nhãn hiệu tập thể “Cam xoàn Thới An-Ô Môn”. Ông Lê Văn Lợi, Giám đốc HTX nông nghiệp Thới Thạnh, cho biết: "Hầu hết, 43 thành viên trong HTX đều chú trọng áp dụng quy trình canh tác an toàn trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo đảm chất lượng an toàn đến tay người tiêu dùng".

“Từ khi được chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Cam xoàn Thới An-Ô Môn”, HTX Nông nghiệp Thới Thạnh mạnh dạn tham gia nhiều hội chợ nông nghiệp, hội nghị kết nối cung-cầu nông sản chủ lực trong và ngoài thành phố. Qua đó, thương hiệu cam xoàn Thới An không chỉ có nhiều người biết đến mà còn được không ít doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc hợp tác liên kết cùng với HTX. Điều này sẽ tạo động lực để HTX tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất, từng bước khẳng định vị thế và thương hiệu “Cam xoàn Thới An-Ô Môn” trên thị trường”, ông Lợi cho biết.

Kết nối sản xuất, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ doanh nghiệp và khởi nguồn từ nhãn hiệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thuyết phục được người tiêu dùng trong nước, được người tiêu dùng chấp nhận sau đó mới tới các yếu tố khác. Vì thế, song hành với giải pháp cải thiện sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm, TP Cần Thơ còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp củng cố thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối thị trường. Ông Nguyễn Đức Phương, Chủ tịch Liên minh HTX TP Cần Thơ, cho  biết: “Những năm qua, TP Cần Thơ đã tổ chức hàng trăm chương trình kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và kết nối thị trường với các nước trong và ngoài khu vực nhằm giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng và đối tác, qua đó tạo cơ hội giao thương, kết nối cung-cầu giữa các HTX với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các HTX mở rộng và phát triển thị trường, tạo tiền đề để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản”.

Không dừng lại ở đó, thành phố còn chủ động liên kết với nhiều cửa hàng thực phẩm tiện lợi Vinmart+, Co.opFood, Satrafoods... để giúp các HTX, tổ hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn. Đồng thời, thành lập Trung tâm Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản (đặt tại quận Cái Răng) để các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác trên địa bàn trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Ông Phạm Văn Lắm, thành viên Tổ hợp tác Rau an toàn phường Hưng Thạnh, chia sẻ: “Sản phẩm rau an toàn (cải ngọt, rau muống, mồng tơi, rau dền, tần ô...) của chúng tôi trồng được trưng bày, giới thiệu tại trung tâm. Số lượng rau bày bán nơi đây tuy không nhiều, nhưng có thể giúp giới thiệu, khẳng định chất lượng sản phẩm rau sạch đến với người tiêu dùng”.

Theo Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, về lâu dài, để xây dựng thương hiệu góp phần tăng sức cạnh tranh cho nông sản, thành phố đang tiến hành quy hoạch các vùng chuyên canh; liên kết hình thành chuỗi giá trị cho nông sản, phấn đấu ngày càng có nhiều nhãn hiệu được bảo hộ... Ngoài ra, còn xây dựng kế hoạch đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ  hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm, cũng như việc ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch để truy xuất nguồn sản phẩm, phục vụ yêu cầu quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của thương hiệu, giúp nông sản chủ lực của địa phương có thể đứng vững ở thị trường nước ngoài.

Tác giả bài viết: NGỌC THẢO

Nguồn tin: www.qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 190


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 322789

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73369760