07:05 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thái Bình: "Liều" nuôi chồn hương mà lãi hàng trăm triệu/năm

Thứ ba - 22/10/2019 20:39
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài vật nuôi mới, lạ như chồn hương-đó là cách làm giàu của anh Đoàn Văn Nghiên, xóm 6, xã Vũ Lạc, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Nhờ "đánh liều" đầu tư nuôi chồn hương mà gia đình anh Nghiên có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ở nông thôn, nhất là nông thôn miền Bắc quanh đi, quẩn lại chỉ lại nuôi lợn, nuôi gà, nuôi cá...Những mô hình chăn nuôi này đều có tính phổ biến, bình thường không sao nhưng khi có rủi ro về dịch bệnh, thị trường đi xuống thì nông dân cũng lao đao. Đó là suy nghĩ, trăn trở của anh Đoàn Văn Nghiên khi tìm tòi, nghiên cứu và đi đến quyết định nuôi chồn hương.

 thai binh: 'lieu' nuoi chon huong ma lai hang tram trieu/nam hinh anh 1

Anh Đoàn Văn Nghiên (46 tuổi) trú tại xóm 6, xã Vũ Lạc, TP. Thái Bình vươn lên làm giàu nhờ mô hình nuôi chồn hương.

Vừa dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET đi thăm quan mô hình, qua các phương tiện truyền thông, trong đó có mạng xã hội, anh Nghiên tình cờ biết tới mô hình nuôi chồn hương, mà phổ biến nhất là nuôi chồn hương ở miền Nam. Các mô hình nuôi chồn hương đều có triển vọng.

Nghĩ rằng ở phía Bắc đang còn ít người nuôi loài chồn hương này, thế là anh Nghiên quyết khăn gói quả mướp vào miền Nam học hỏi kinh nghiệm nuôi chồn hương; kỹ thuật nuôi chồn hương.  anh quyết tâm lặn lội vào tận miền Nam học hỏi các mô hình nuôi chồn hương.

Sau một thời gian tìm tòi, tích lũy vốn kỹ thuật nuôi chồn hương và kinh nghiệm nuôi chồn hương, đầu năm 2017, anh Nghiên trở về quê bắt tay vào xây dựng mô hình nuôi loài chồn này. Được sự cho phép của Chi cục Kiểm lâm địa phương, anh trở về quê hương mang theo 30 con chồn hương giống về nuôi thử nghiệm. Nhờ học hỏi, tìm tòi và ứng dụng tốt các kỹ thuật nên đàn chồn hương của anh ngày càng sinh sôi, phát triển.

 thai binh: 'lieu' nuoi chon huong ma lai hang tram trieu/nam hinh anh 2

Chồn hương được nuôi nhiều hơn ở các tỉnh miền Nam, vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Ảnh: internet.

Đến nay, anh Đoàn Văn Nghiên đã có khu chuồng nuôi chồn hương rộng hơn 100m2 với 80 con chồn hương bố, mẹ. Anh Nghiên chủ yếu nuôi chồn hương sinh sản để bán giống và bán thịt thương phẩm. Con giống chồn hương của anh Nghiên phục vụ nhu cầu nuôi của người dân trong vùng và các tỉnh lân cận.

Theo anh Nghiên, chồn hương là động vật hoang dã nhưng rất dễ nuôi bởi sức đề kháng tốt, có thể thích nghi được với mọi loại hình thời tiết. Nuôi chồn hương tốn ít diện tích, ít công chăm sóc, chi phí thức ăn thấp (3.000 - 5.000 đồng/con/ngày).

 thai binh: 'lieu' nuoi chon huong ma lai hang tram trieu/nam hinh anh 3

Mỗi ngày có thể cho chồn ăn tối thiểu 1 bữa, thức ăn chủ yếu là cháo. Riêng bữa tối có thể cho chồn ăn thêm chuối để chồn phát triển tốt nhất.

Với tập tính ở rất sạch, ngủ trên sàn nên người chăn nuôi chồn hương chỉ cần giữ khô chuồng trại, tránh ẩm ướt thì chồn hương sẽ phát triển tốt. Chuồng nuôi chồn hương sinh sản nên làm bằng gỗ, dùng các thanh gỗ dày 1cm, rộng 3cm bào nhẵn, đóng xung quanh, để khe hở 1cm, ở dưới đáy có vỉ gỗ hoặc tre, đóng dày hơn để dễ cho việc vệ sinh, và chồn con không bị kẹt chân.

 thai binh: 'lieu' nuoi chon huong ma lai hang tram trieu/nam hinh anh 4

Chuối chín, nhất là chuối chín cây là 1 trong những loại thức ăn ưa thích của loài chồn hương. Ảnh: Toni Tuấn.

“Chồn hương là động vật hoang dã thuộc nhóm II, so với các vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao, nhất là nhu cầu chế biến thức ăn xa xỉ ở các quán ăn, nhà hàng. Vì thế, đầu ra của chồn thịt và chồn giống rất thuận lợi. So với nuôi lợn, nuôi gà, vịt...thì nuôi chồn hương chi phí thấp hơn nhiều. Chúng vừa ăn ít lại ăn được thức ăn mà nông dân dễ kiếm”- anh Nghiên phân tích với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

 thai binh: 'lieu' nuoi chon huong ma lai hang tram trieu/nam hinh anh 5

Nhờ nuôi chồn hương, mà gia đình anh Nghiên có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Anh Đoàn Văn Nghiên chia sẻ, nuôi chồn hương không cần diện tích rộng và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường. Mỗi ngày có thể cho chồn ăn tối thiểu 1 bữa, thức ăn chủ yếu là cháo cá. Riêng bữa tối có thể cho chồn ăn thêm chuối để chồn phát triển tốt nhất.  “Chồn hương là loại ăn tạp và rất dễ nuôi, ít bị bệnh tật. Thức ăn chính của chồn hương là cháo cá và hoa quả ngọt. Ngoài ra còn bổ sung thêm các thực phẩm khác là ốc, rắn, cá… cho chồn phát triển tốt hơn “ - anh Nghiên tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Chồn hương trưởng thành có thân hình thon dài trung bình từ 55 - 75cm, nặng trung bình từ 2 - 5kg. Chồn nuôi khoảng 6 tháng đạt trọng lượng từ 3 - 3,5kg có thể xuất bán. Chồn bắt đầu sinh sản từ 8 - 11 tháng tuổi. Chồn cái sinh sản 2 lần/năm, mỗi lần  cho ra từ 3-5 con chồn con, sau khi sinh 7 - 10 ngày chồn con sẽ mở mắt, nuôi khoảng 2 tháng là có thể tách ra nuôi riêng.

 thai binh: 'lieu' nuoi chon huong ma lai hang tram trieu/nam hinh anh 6

Mô hình nuôi chồn hương thương phẩm và sinh sản của anh Đoàn Văn Nghiên là mô hình mới, độc đáo đầy triển vọng.

Theo tính toán của anh Nghiên, 1 con chồn hương nuôi trong vòng 5 tháng chi phí khoảng 600.000 đồng tiền thức ăn, đạt trọng lượng từ 3 đến 5kg, bán với giá từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng/kg. Chồn giống đạt trọng lượng 0,4 -0,5kg/con bán với giá 3,5 triệu đồng/con.

“Bình quân, mỗi năm, gia đình tôi xuất bán khoảng 100 con chồn giống, mỗi con có trọng lượng 0,4 -0,5kg/con bán với giá 3,5 triệu đồng/con, thu lợi nhuận gần 200 triệu đồng”- anh Nghiên cho hay.

Dự kiến trong thời gian tới anh Nghiên sẽ mở rộng thêm diện tích chuồng trại để nhân nuôi thêm số lượng chồn hương để tăng thêm thu nhập và cũng như góp phần vào việc bảo tồn. Ngoài ra, sẽ hỗ trợ tư vấn kĩ thuật cho bà con nào có nhu cầu muốn nuôi loại vật nuôi này để làm giàu.

Phạm Anh/http://danviet.vn
X
em bài viết gốc tại đây!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 190


Hôm nayHôm nay : 41336

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 992365

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72675074