20:29 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tháo “nút thắt” trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ năm - 03/09/2015 05:29
5 năm thực hiện đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (2010-2015) đã đạt được những hiệu quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy vậy, trên thực tế, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều “nút thắt” cần tháo gỡ...
Giáo viên Trường Trung cấp nghề (Sở LĐ-TB&XH) hướng dẫn kỹ thuật sửa chữa, vận hành máy cày cho nông dân xã Phù Việt (Thạch Hà)

Giáo viên Trường Trung cấp nghề (Sở LĐ-TB&XH) hướng dẫn kỹ thuật sửa chữa, vận hành máy cày cho nông dân xã Phù Việt (Thạch Hà)

Hiệu quả chưa như mong đợi

Tham gia lớp đào tạo chăn nuôi gà vào năm 2014, nhưng đến nay, chị Nguyễn Thị Tam (xã Ân Phú - Vũ Quang) vẫn chưa có điều kiện phát triển chăn nuôi quy mô lớn. “Trước đây, tôi cũng nuôi đến trăm con gà, song, dịch bệnh liên tục, nên giờ chỉ nuôi chục con thả vườn, chứ chưa có ý định và cũng không có vốn để mở trang trại” - chị Tam cho hay.

Không chỉ chị Tam mà khá nhiều nông dân Hà Tĩnh tuy qua đào tạo nghề nhưng không phát huy được kiến thức đã học, chưa mạnh dạn đầu tư nên chăn nuôi chỉ mang tính nhỏ lẻ, manh mún. “Chỉ khoảng 50% số lao động qua đào tạo áp dụng được vào thực tế”, Phó Chủ tịch HĐND xã Ân Phú - Trần Văn Cư khẳng định.

Cẩm Xuyên là địa phương triển khai khá tốt đề án 1956, tuy vậy, hiệu quả sau đào tạo vẫn chưa như mong đợi. Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phan Thanh Nghi cho biết: “Từ đầu năm lại nay, có 10 lớp với 320 hội viên nông dân được đào tạo chăn nuôi lợn, gà, kỹ thuật thú y. Các lớp do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tổ chức gắn với xây dựng tổ hợp và hỗ trợ vốn vay nên 70% hội viên đã xây dựng được mô hình sản xuất, 30% còn lại không vận dụng được vào thực tế hoặc vận dụng nhưng không tạo được thay đổi. Còn các cơ sở đào tạo nghề khác, tỷ lệ người lao động sau đào tạo không áp dụng vào thực tế còn lớn hơn”.

“Huyện đã điều tra, rà soát nhu cầu học nghề của lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo. Tuy nhiên, một số địa phương, ban chỉ đạo chưa phát huy hết trách nhiệm, không xây dựng kế hoạch hoặc xây dựng thiếu thực tế, thiếu tính khả thi; công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn một số địa phương chưa được cấp ủy, chính quyền quan tâm; đội ngũ quản lý dạy nghề còn kiêm nhiệm, thiếu chuyên sâu, chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát nên chất lượng đào tạo một số lớp nghề chưa cao”, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cẩm Xuyên - Trần Thị Thiện cho biết.

“Bên cạnh đó, việc đầu tư vốn nhỏ lẻ, không đủ hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng đào tạo nghề, thiếu xưởng dạy thực hành, giáo viên dạy nghề phần lớn là hợp đồng thỉnh giảng đã ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch và chất lượng đào tạo. Việc huy động các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề còn hạn chế do thiếu nguồn lực” - chị Thiện cho biết thêm.

Mặt khác, cơ cấu đào tạo nghề còn bất cập, chủ yếu đào tạo các nghề nông nghiệp. Các nghề phi nông nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, những nghề phục vụ các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động vẫn còn khó khăn do người lao động không có nhu cầu học vì khả năng phát huy nghề được đào tạo rất khó. Đặc biệt, ý thức của người học quyết định chất lượng đào tạo. Thẳng thắn nhìn nhận, một bộ phận lao động nông thôn chưa nhận thức được vai trò của đào tạo nghề, thiếu nghiêm túc trong học tập, có tâm lý tham gia cho có phong trào, học chiếu lệ, được chăng hay chớ, nhiều người chưa có việc làm ổn định nhưng không đăng ký học nghề... khiến chất lượng đào tạo thấp cũng là điều dễ hiểu.

Trưởng phòng Đào tạo nghề - Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Biện Văn Quảng cho biết: “Ở nông thôn, nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi đang là lao động chính và những đối tượng này có nhu cầu lớn trong việc nắm bắt khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế nhưng đề án 1956 quy định đối tượng được tham gia đào tạo phải trong độ tuổi lao động, nên việc triển khai ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Các nghề đào tạo chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, trồng cây ăn quả, sản xuất rau an toàn, trồng nấm, thú y… Thời gian đào tạo ngắn, từ 1-3 tháng chỉ đủ để học lý thuyết mà chưa có nhiều thời gian cho thực hành nên hiệu quả chưa cao. Chi phí đầu tư xây dựng các mô hình còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành của học viên”.

Để lao động sau đào tạo phát huy hiệu quả, cần gắn dạy nghề với các
chương trình hỗ trợ khác như hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất sau khi có chứng chỉ học nghề

Cần có chính sách hỗ trợ sau đào tạo

Tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo còn là bài toán khó. Lao động tham gia học nghề nông nghiệp chủ yếu tự tạo việc làm tại gia đình, chưa có sự liên kết giữa các học viên để xây dựng các mô hình, mang lại thu nhập cao hơn. Nghề nông nghiệp rất thiết thực nhưng đào tạo xong, người dân chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu vốn, không có điều kiện tổ chức sản xuất và quan trọng nhất là giải quyết đầu ra còn khó khăn, từ đó, chưa đáp ứng được yêu cầu xóa nghèo bền vững.

Tránh tình trạng đào tạo theo hình thức, lý thuyết “đắp chiếu”, để người dân sau khi học nghề trở thành lực lượng lao động có tay nghề, chất lượng, đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả, cần sự tiếp sức dài hơi. Giám đốc Trung tâm Dạy nghề, Hướng nghiệp, Giáo dục thường xuyên huyện Cẩm Xuyên - Hoàng Văn Thức cho biết: “Cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về vai trò của đào tạo nghề, làm tốt công tác phân luồng sau trung học cơ sở, gắn dạy nghề với các chương trình hỗ trợ khác như vay vốn phát triển sản xuất sau khi có chứng chỉ học nghề…”.

Thực tế cho thấy, sau đào tạo, sản phẩm của người dân sản xuất chưa kết nối được đầu ra. “Do đó, đào tạo phải gắn với doanh nghiệp để giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm sau đào tạo. Chỉ đào tạo nghề chưa đủ, mà phải có doanh nghiệp làm “đầu kéo” để giúp nông dân cung ứng đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, tạo quy trình sản xuất bền vững, phát huy được ngành nghề đào tạo”, Trưởng phòng Đào tạo - Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân nhấn mạnh.

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 267

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 264


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1160008

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71387323