00:32 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thể chế hành chính và cơ chế tốt sẽ thu hút đầu tư cho nông nghiệp

Thứ năm - 16/04/2015 04:21
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn khi trao đổi với phóng viên bên hành lang lễ Công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2014 ngày 15-4…
Phóng viên: Thưa ông, hiện chăn nuôi của Việt Nam được đánh giá yếu. Thời gian tới, khi hội nhập mạnh, liệu ngành chăn nuôi có gặp khó khăn ngay trên “sân nhà”?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Trước thách thức của thị trường hội nhập ngày càng sâu, về quan điểm cần thấy rõ những gì là lợi thế của chúng ta để phát triển, những gì không lợi thế để có những mức độ chấp nhận nhất định. Ngành chăn nuôi của chúng hiện nay có nhiều cơ hội để sản xuất gắn với điều kiện của Việt Nam. Chúng ta đã phát triển rất mạnh về ngành sữa, chăn nuôi bò sữa và về chăn nuôi gia cầm. Những mặt hàng đó là thế mạnh của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta cần ứng dụng công nghệ sản xuất quy mô lớn đối với chăn nuôi lợn, việc này phải do doanh nghiệp làm. Cùng với đó, chúng ta cũng phải duy trì sản xuất kinh tế hộ gia đình. Việc này cần duy trì một thời gian nữa vì ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào mô hình kinh tế hộ. Vấn đề ở đây là chúng ta chuyển giao được quy trình chăn nuôi và đảm bảo nguồn thức ăn sạch để cho các hộ gia đình phát triển.

Phóng viên: Nhưng thưa ông, thời gian tới, khi sản phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam với thuế suất 0% thì sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam liệu có cạnh tranh được?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Có rất nhiều mặt hàng chăn nuôi có thể cạnh tranh được và chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ. Ví dụ như chăn nuôi bò sữa, chúng ta hoàn toàn có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhưng có những mặt hàng mà chúng ta chưa làm ngay được thì phải chấp nhận có sự thâm nhập của thị trường nước ngoài, điều này là đương nhiên. Trong cơ chế thị trường, không thể nào một lúc chúng ta cái gì cũng thắng được mà cần xác định, các bên đều thắng.

Phóng viên: Ngành chăn nuôi có phải là ngành phải tái cơ cấu mạnh nhất trong hội nhập, thưa ông?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Đúng vậy, ngành chăn nuôi đang thực hiện rất mạnh tái cơ cấu và chúng tôi rất kỳ vọng vào việc thu hút các doanh nghiệp để tạo ra nguồn lực cho ngành chăn nuôi tái cơ cấu. Còn nhà nước chủ yếu định hướng bằng cơ chế, chính sách. Chúng ta không thể và không nên dùng ngân sách nhà nước để đầu tư cho các doanh nghiệp theo mô hình doanh nghiệp nhà nước như chúng ta làm từ trước tới nay để phát triển chăn nuôi.

Phóng viên: Thưa ông, số lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp chỉ chiếm chưa tới 1% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta cần làm gì để tăng tỷ lệ này?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Đúng là hiện nay chúng ta mới có hơn 3.500 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài một số tập đoàn, tổng công ty và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại hầu hết các doanh nghiệp trong nông nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Mong muốn của chúng ta là nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trong tái cơ cấu, tạo ra sự liên kết. Hơn ai hết vai trò quan trọng nhất là của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp ở đây không chỉ là doanh nghiệp trong nước, mà chúng ta cần kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài vào cùng chơi sân chơi chung với các doanh nghiệp của Việt Nam để phát triển nông nghiệp.

Có thể nói trong 4-5 năm qua, Chính phủ và Thủ tướng đã ban hành rất nhiều cơ chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Thậm chí Chính phủ có Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Một loạt chính sách về thuế, đất đai, điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã được đưa ra. Đồng thời chúng ta đang thực hiện việc sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả các công ty nông, lâm nghiệp…

Cùng với đó, chúng ta tiếp tục giải quyết những thủ tục hành chính, tạo ra môi trường bình đẳng và những cơ chế thông thoáng để các doanh nghiệp đầu tư vào theo chuỗi với mô hình có chế biến gắn với đảm bảo thị trường của các doanh nghiệp; đưa khoa học công nghệ, quy trình sản xuất hướng dẫn cho bà con nông dân.

Cơ chế chúng ta xác định, hoạch định để làm sao cho các doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và lợi nhuận càng nhiều thì càng có điều kiện chia sẻ cho nông dân. Chỉ có lợi nhuận doanh nghiệp mới đầu tư cho nông nghiệp.

 
Ảnh minh họa. Nguồn: http://hanoimoi.com.vn

Phóng viên: Ông nói rất nhiều đến các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp. Nhưng có nhiều nghị định ra đời đã lâu nhưng triển khai chưa hiệu quả, việc này có vướng mắc ở đâu, thưa ông?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Bất kỳ chính sách nào đưa ra cũng có một độ trễ khi đến cơ sở. Bởi vì nó còn cần thời gian để tạo ra nhận thức, thống nhất chung và tạo ra sự tìm tòi của các doanh nghiệp. Các chính sách đến nay, có thể khẳng định đã có những tín hiệu rất đáng mừng. Dễ nhận thấy nhất là nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam đã đầu tư rất mạnh và thường xuyên làm việc với chúng tôi để có những dự án đầu tư vào nông nghiệp, với mong muốn mở rộng quy mô sản xuất. Chúng tôi hy vọng cùng với mong muốn của các nhà đầu tư và quyết tâm của Chính phủ tiếp tục cải cách thể chế hành chính đồng thời mở cơ chế chính sách, lắng nghe các doanh nghiệp thì chúng ta sẽ thu hút được đầu tư nhanh cho nông nghiệp.

Phóng viên: Sự tham gia các doanh nghiệp lớn có giúp sức cạnh tranh chung của nông nghiệp Việt Nam tăng lên, thưa ông?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Chắc chắn như vậy. Chúng ta nói đến cạnh tranh thì ai là người cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế? Đấy chính là doanh nghiệp. Từng hộ nông dân không thể làm thị trường quốc tế được và nhà nước cũng không thể đi bao cấp, chỉ dẫn đến người nông dân để làm thị trường quốc tế, mà chính là các doanh nghiệp. Nhất là các doanh nghiệp có uy tín, có thương hiệu, có vốn đầu tư lớn. Chính họ sẽ tạo ra chuỗi, liên kết các hàng nông sản của chúng ta; đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu nông sản Việt Nam đến với thị trường quốc tế.

Phóng viên: Vừa qua trong nông nghiệp có sự phát triển theo phong trào nên câu chuyện về dưa hấu và mắc ca được xã hội nói đến rất nhiều. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp gì để giải quyết những việc “dù nói nhiều năm, nhưng năm nào cũng gặp phải”?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Hơn ai hết, chúng tôi không mong muốn việc được mùa, rớt giá. Tuy vậy, mong muốn ấy không phải một sớm một chiều có thể giải quyết được ngay và không thể giải quyết được mọi thứ. Chúng tôi tiếp thu, lắng nghe những ý kiến để hoạch định những cơ chế, chính sách làm sao giảm thiểu thiệt hại cho bà con nông dân. Riêng với mắc ca thì chúng tôi đã có nghiên cứu từ cách đây hơn 10 năm và đã có những bước quản lý đúng với quy định của pháp luật, có những khuyến cáo rộng rãi và chính thức. Tất nhiên, khi có cây, con mới thì sẽ có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, nhưng vấn đề của chúng ta là việc khảo nghiệm, thử nghiệm phải tốt để tránh việc nay trồng mai chặt và việc này thuộc phần của nhà nước. Chúng ta không thể phát triển cây, con nào đó mà khi chưa có cơ sở chắc chắn.

Phóng viên: Với câu chuyện dưa hấu thì sao, thưa ông?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Đúng là dưa hấu hiện đang có vướng mắc về tiêu thụ. Vướng mắc ấy có hai nguyên nhân. Một là thị trường đầu ra là nước ngoài có những thay đổi, chúng ta thực sự chưa nắm hết được tình hình. Tất nhiên có thay đổi thị trường thì có rủi ro, chúng ta phải chấp nhận. Thứ hai, chúng ta đã để nông dân sản xuất nhiều hơn tiêu dùng trong nước và chưa lường hết các rủi ro. Chúng tôi đã có đánh giá và thấy một phần trách nhiệm trong hướng dẫn và định hướng của Bộ. Có thể nói, đây cũng là bài học không chỉ cho việc điều hành dưa hấu, sản xuất mặt hàng dưa hấu, mà bài học ngay cho cây mắc ca hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi có những giải pháp để giải quyết, nhất là với những cây công nghiệp, cây dài ngày chúng ta phải làm rất nghiêm túc, khoa học và thực sự phải có dự báo chắc chắn về thị trường. Nếu chưa có dự báo về thị trường mà  chỉ căn cứ vào điều kiện sinh học, điều kiện hợp địa để đưa ra những khuyến cáo thì rất dễ dẫn đến tình trạng nay trồng mai chặt hoặc dư thừa.

 
Theo qdnd.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 176


Hôm nayHôm nay : 26730

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 462778

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73509749