12:14 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thị trường bền vững cho sản xuất nông sản an toàn

Chủ nhật - 21/05/2017 03:49
Sản xuất nông sản an toàn đang là nhu cầu bức thiết của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị trường nông sản sạch muốn phát triển bền vững rất cần “cầu nối” để khẳng định tính ưu thế.

* Chưa tìm được ưu thế

Tại Trà Vinh, nhiều nông dân đã thực hiện mô hình sản xuất sạch với mong muốn vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa tăng thu nhập cho gia đình.

Diện tích đất nông nghiệp của Trà Vinh hơn 186.000 ha, chiếm 79% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Là vùng nhiệt đới khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ cùng lợi thế về vị trí địa lý, Trà Vinh được đánh giá là tỉnh có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản.

Thực hiện chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn; trong đó, nhiều chính sách khuyến khích nông dân tham gia các mô hình kinh tế hợp tác, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao theo hướng an toàn.

Hiện doanh nghiệp hoặc cá nhân tham gia sản xuất rau an toàn được tỉnh hỗ trợ 1 lần là 140 triệu đồng/ha. Hợp tác xã được hỗ trợ 150 triệu đồng về chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, hệ thống thủy lợi, xử lý chất thải, nhà sơ chế, đóng gói phù hợp với yêu cầu VietGAP.

Trà Vinh kết nối doanh nghiệp tiêu thụ hàng nông, thủy sản. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ 1 lần chi phí xây dựng nhà lưới với mức 45.000 đồng/m2 cho doanh nghiệp hoặc cá nhân; 50.000 đồng/m2 đối với hợp tác xã. Các tổ chức, cá nhân sản xuất rau màu thực phẩm an toàn còn được hỗ trợ chi phí chứng nhận, tái chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP từ 7-8 triệu đồng/ha; được hỗ trợ chi phí thuê kiểm soát chất lượng và dán tem 15-17 triệu đồng/ha tùy trường hợp.

Quý 4/2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh đã triển khai thử nghiệm mô hình trồng rau ăn quả an toàn tại 9 hộ thành viên của Tổ hợp tác trồng rau Tân Ngại, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành.

Nông dân tham gia mô hình được Dự án Heifer (Dự án Phát triển chăn nuôi và nâng cao mức sống cho nông hộ dựa trên các nhóm tương trợ do Tổ chức nhân đạo Heifer Hoa Kỳ tài trợ không hoàn lại) hỗ trợ hơn 50% chi phí về giống cây trồng, phân bón, màng phủ…

Nông dân còn được tập huấn kỹ thuật trồng rau ăn quả an toàn, ghi chép sổ sách theo quy định. Đặc biệt, các hộ được hỗ trợ tem dán nhãn truy xuất nguồn gốc theo hướng “hộ tự công bố, tự chịu trách nhiệm”.

Mô hình nhằm nâng cao ý thức của nông dân trong sản xuất, giúp tăng chuỗi giá trị, giảm thiểu rủi ro; đồng thời cung cấp sản phẩm đảm bảo truy xuất nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai sản xuất đã vướng mắc nhiều “rào cản” khiến mô hình không đạt hiệu quả như mong muốn.

Theo các hộ trồng rau an toàn trong mô hình, doanh nghiệp chỉ đến mua ở đợt thu hoạch đầu tiên với số lượng rất hạn chế. Những kỳ thu hoạch sau đó nông dân phải bán cho thương lái ở các chợ trong tỉnh với giá như rau thường.

Không chỉ vậy, nông dân còn thất thu do chi phí đầu tư tăng, trong khi năng suất trồng theo mô hình thấp hơn cách sản xuất thông thường, hình thức sản phẩm không bắt mắt nên thường bị thương lái ép giá.

Chị Huỳnh Thị Loan, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành trồng rau màu nhiều năm chia sẻ, những năm gần đây, điệp khúc “được mùa mất giá” thường xuyên diễn ra khiến thu nhập của nông dân rất bấp bênh.

Khi được chọn tham gia mô hình trồng rau an toàn, chị hy vọng đầu ra ruộng khổ qua của gia đình sẽ ổn định, giá cao hơn cách trồng trước đây và giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ đến mua rau an toàn ở đợt thu hoạch đầu tiên, với số lượng rất ít. Số còn lại chị phải tự tìm thương lái để bán.

Tuy sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn, được Dự án Heifer hỗ trợ tem dán nhãn truy xuất nguồn gốc, nhưng chị Loan không thể dán nhãn vào quả vì dán thì thương lái không mua, do khó tiêu thụ đại trà với các sản phẩm khác.

Người tiêu dùng nào cũng có nhu cầu sử dụng nông sản an toàn, trong khi nông dân sản suất rau an toàn lại không biết bán ở đâu. Đây là nghịch lý do sự liên kết “lỏng lẻo” và thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước.

* Cần “cầu nối” vững chắc

Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh cho rằng, trước tình trạng hàng hóa nông sản, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn có mặt nhiều trên thị trường như hiện nay thì việc xây dựng những cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn uy tín, có chứng nhận của các ngành chức năng truy xuất nguồn gốc là vấn đề vô cùng cần thiết.

Thông qua sự giới thiệu của các cơ quan quản lý nhà nước, người tiêu dùng có thể chọn mua sản phẩm an toàn tại các địa điểm tin cậy.

Tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận các thực phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe và giúp doanh nghiệp định hướng kinh doanh nông sản sạch, thời gian qua, Sở Công Thương đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh xây dựng 5 cửa hàng kinh doanh nông sản an toàn; trong đó, có 4 cửa hàng tại thành phố Trà Vinh và 1 cửa hàng tại huyện Trà Cú.

Rau an toàn bán tại đây do các tổ hợp tác, hợp tác xã rau an toàn sản xuất, được Chi cục Quản lý chất lượng Nông- Lâm -Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh) chứng nhận. Ngoài ra, Sở Công Thương cũng hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các kì "Phiên chợ xanh tử tế" tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ rau sạch (xã Long Đức, thành phố Trà Vinh) là đơn vị được Sở Công Thương hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng cửa hàng kinh doanh rau an toàn.

Theo ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty, ngoài việc xây dựng các cửa hàng kinh doanh rau sạch, Công ty còn liên kết với các tổ sản xuất ở huyện Châu Thành và Hợp tác xã Nhị Trường (huyện Cầu Ngang), với tổng diện tích sản xuất khoảng 28 ha để luôn chủ động được nguồn cung, đồng thời kiểm soát được quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

Nông dân tham gia liên kết được Công ty đầu tư vật tư đầu vào, được hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn quy trình sản xuất.

Ông Minh chia sẻ, rau sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thường hình thức không đẹp nên thương lái không mua. Do vậy, doanh nghiệp chủ yếu cung ứng cho các cửa hàng kinh doanh rau an toàn và các trường học nên số lượng tiêu thụ rất hạn chế.

Mỗi ngày, doanh nghiệp có thể cung ứng khoảng 5 tấn rau sạch, nhưng hiện nay, thị trường chỉ tiêu thụ được khoảng 1 tấn; trong đó, Phiên chợ xanh tử tế tại thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 500 kg. Công ty cũng đang tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nông sản an toàn có xác nhận là một trong những nhiệm vụ được Tỉnh ủy Trà Vinh đề ra trong Nghị quyết về lãnh đạo thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020. Qua đó, nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Để sản xuất nông sản sạch có được thị trường bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh cần tăng cường phối hợp với các ngành liên quan thắt chặt các mối liên kết. Có như vậy mới khuyến khích nông dân tham gia sản xuất nông sản an toàn và cũng giúp người tiêu dùng tiếp cận nông sản sạch để bảo vệ sức khỏe cộng đồng./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 111


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 373234

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73420205