11:52 EST Thứ hai, 20/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thông tư 39 không ảnh hưởng đến việc vay vốn của hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác!

Thứ sáu - 17/03/2017 05:50
Từ ngày 15/3, các đối tượng không phải là pháp nhân như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì không đủ tư cách là chủ thể để vay vốn tại ngân hàng, theo Thông tư 39/TT-NHNN. Điều này đã dấy lên nhiều lo ngại trong giới kinh doanh cá thể.

Kể từ ngày 15/3, các ngân hàng thương mại bắt đầu thực hiện quy chế cho vay mới theo Thông tư 39 của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, đối tượng không phải là pháp nhân như: Hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì không đủ tư cách là chủ thể để vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Thông tư 39 của Ngân hàng Nhà nước không ảnh hưởng đến việc vay vốn của hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác khi đứng tên với tư cá nhân, hoặc doanh nghiệp

 

Như vậy, để vay vốn, hộ kinh doanh phải đứng tên với tư cách cá nhân hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp. Sự thay đổi này khiến nhiều hộ kinh doanh lo lắng, nhất là về vấn đề lãi suất.

Tuy nhiên, theo phản hồi từ các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, quy định của Thông tư 39 chỉ đơn thuần điều chỉnh lại để làm rõ thuật ngữ, khái niệm. Việc bỏ chủ thể vay vốn hộ gia đình, hộ kinh doanh chỉ thay đổi vỏ hình thức là tên gọi. Bởi theo thông lệ quốc tế, chỉ có hai loại chủ thể pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân.

Hộ gia đình, hộ kinh doanh hay tổ hợp tác là chủ thể ảo, thực chất là một hoặc một nhóm cá nhân, vì vậy đã được xoá bỏ khỏi Bộ luật Dân sự năm 2015. Sự ra đời của Thông tư 39 là nhằm phù hợp với Bộ luật này, đây cũng là khung pháp lý làm tăng tính minh bạch trong hoạt động cho vay theo hướng tiến dần đến các thông lệ quốc tế.

Trong thông báo mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ rõ: Lãi suất vay do các ngân hàng đưa ra cho các chủ hộ kinh doanh vay với tư cách cá nhân, tùy thuộc vào mục đích vay vốn chứ không phụ thuộc vào tư cách vay vốn.

Như vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thông tư 39 sẽ không tác động nhiều đến quá trình tiếp cận vốn hay gia tăng lãi suất đối với hộ kinh doanh, tổ hợp tác như những dự đoán trước đó. 

Nguyễn Hằng
http://www.hatinhtv.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173


Hôm nayHôm nay : 53060

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1075854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74122825