05:44 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thủ đô dồn toàn lực cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thứ ba - 28/03/2017 23:06
Tính đến cuối năm 2016, toàn TP.Hà Nội đã có 255/386 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), chiếm trên 66% số xã, đồng thời thành phố đã cơ bản hoàn thành việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Có được kết quả này là nhờ TP.Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cũng như dành nguồn lực cao nhất cho Chương trình “Phát triển nông nghiệp; Xây dựng NTM; Từng bước nâng cao đời sống nông dân” (Chương trình 02).

Xung quanh kết quả trên, phóng viên Báo NTNN đã phỏng vấn bà Ngô Thị Thanh Hằng – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.

 thu do don toan luc cho nong nghiep, nong dan, nong thon hinh anh 1

Bà Ngô Thị Thanh Hằng – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm mô hình bưởi cảnh ở xã Kim An, huyện Thanh Oai (Hà Nội).   Ảnh: Trần Quang

Các cơ quan truyền thông có đóng góp rất lớn trong giúp TP. Hà Nội triển khai thực hiện Chương trình 02 đạt nhiều kết quả tốt. Bây giờ đi về bất cứ vùng nông thôn nào, hỏi người dân ai cũng biết đến Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội, đó là thành công lớn nhất của Chương trình này. Đối với Báo NTNN, tôi đánh giá rất cao công tác tuyên truyền về NTM, nông nghiệp trên địa bàn TP.Hà Nội của báo (mỗi tuần báo dành riêng 1 chuyên trang về nông nghiệp - nông thôn Hà Nội). Báo đã kịp thời thông tin những cách làm hay của các xã, những gương cá nhân điển hình trong xây dựng NTM cũng như có những tin, bài phản ánh cách làm chưa đúng ở một số nơi”.

Bà Ngô Thị Thanh Hằng

 

 

Báo cáo mới đây cho thấy, đến hết năm 2016, thủ đô Hà Nội đã có tới 255/386 xã đạt 19 tiêu chí NTM và Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2018 sẽ có 80% số xã đạt đủ tiêu chí NTM. Bà có thể chia sẻ về những kinh nghiệm của Hà Nội trong việc triển khai chương trình này và đâu là yếu tố quyết định cho sự thành công đó?

- Trước tiên, phải nói những kết quả đã đạt được tính đến cuối năm 2016 là được kế thừa từ nhiệm kỳ trước. Theo đó, Thành ủy Hà Nội đã xác định Chương trình 02 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn rất quan trọng, bởi mặc dù là thủ đô, nhưng Hà Nội hiện có tới 2/3 trên tổng số 7,5 triệu dân có đăng ký hộ khẩu đang sống ở khu vực nông thôn, trong đó nông dân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp chiếm đa số. Chính vì thế, năm 2015, thành phố đã thành lập BCĐ thực hiện chương trình đến tận các cấp quận, huyện, xã, thị trấn.

Riêng ở thành phố, BCĐ với thành phần là lãnh đạo cao nhất của thành phố, trong đó tôi làm Trưởng BCĐ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung làm Phó Trưởng BCĐ Thường trực; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu làm Phó BCĐ. BCĐ họp giao ban hàng tháng, từ đó đem lại hiệu quả rất rõ nét.

Mặc dù là thủ đô, song Hà Nội lại có số xã cần xây dựng NTM lớn nhất cả nước. Xin bà cho biết, nguồn lực triển khai chương trình được lấy từ đâu và Hà Nội đã vận dụng những chính sách gì để giúp các xã xây dựng NTM?

- Đúng như vậy, dù là thủ đô, nhưng Hà Nội lại có số xã cần xây dựng NTM lớn nhất cả nước (386 xã). Do đó, quan điểm của thành phố là ưu tiên tối đa nguồn lực cho chương trình này. Trong những năm qua, dù có khó khăn về đầu tư công, song qua điểm của Thành ủy, lãnh đạo thành phố là dù có cắt ở đâu thì cắt, riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn phải giữ nguyên. Do đó, hệ thống các trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, đường giao thông và các thiết chế văn hóa, thể thao ở khu vực nông thôn được đầu tư xây dựng đồng bộ, bài bản, đáp ứng nhu cầu của người dân. Đối với mỗi xã đăng ký xây dựng NTM, thành phố hỗ trợ ngay 5 tỷ đồng và cũng chưa có một chương trình nào, trực tiếp đồng chí Bí thư Thành ủy ký hẳn một quyết định dành nguồn lực cố định như Chương trình xây dựng NTM.

Một số kết quả nổi bật về nông nghiệp, nông thôn  của Hà Nội: 

Đã có 255/386 xã đạt 19 tiêu chí NTM

Hoàn thành DĐĐT trên 97% (76.891ha) diện tích đất

Giá trị thu nhập trên 1ha đất nông nghiệp ước đạt 239 triệu đồng

Mục tiêu đến năm 2018, sẽ có 80% số xã đạt đủ tiêu chí NTM

 

 

Trong giai đoạn 2010-2015, tổng nguồn vốn đã huy động đầu tư cho khu vực nông thôn của Hà Nội đạt 63.553 tỷ đồng, trong đó có 34.456 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình xây dựng NTM, đạt 170% kế hoạch. Trong số đó, vốn ngân sách nhà nước đầu tư 23.573 tỷ đồng, riêng ngân sách thành phố là 10.166 tỷ đồng. Còn lại là vốn huy động từ doanh nghiệp, nhân dân đóng góp.

Ngoài nguồn vốn từ ngân sách, Hà Nội cũng là điển hình trong việc huy động sự đóng góp của nhân dân, cả về sức người và vật chất, tiền mặt. Bà có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm về vấn đề này?

- Có thể nói, việc hiến đất, hiến đường và đóng góp sức người của nhân dân  trong xây dựng NTM của Hà Nội đạt được rất nhiều kết quả đáng mừng. Đã có người dân sẵn sàng bỏ ra 2,2 tỷ đồng để góp vào xây dựng đường trong thôn, hay có những hộ hiến hàng trăm m2 đất để mở đường. Ở nhiều nơi, người dân đã tự giác lùi bờ rào vào sâu 5m để mở rộng đường.

Để có được kết quả đó, TP.Hà Nội đã có chủ trương hỗ trợ vật liệu, xi măng coi như “vốn mồi”, còn bà con nhân dân tự nguyện đóng góp công sức, đất đai, tiền của để làm đường theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Một trong những điểm nổi bật mà Hà Nội đạt được trong thời gian qua là đã cơ bản hoàn thành công tác DĐĐT, qua đó đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung. Bà có thể cho biết rõ hơn kết quả này?

- Có thể nói, phong trào DĐĐT của Hà Nội được hình thành như một cuộc cách mạng trên toàn thành phố. Đến nay, Hà Nội đã hoàn thành DĐĐT trên 97% (76.891ha) diện tích đất. Qua đó, đã giảm số thửa ruộng của mỗi hộ gia đình từ 15-16 thửa nay xuống chỉ còn 1 thửa, chưa kể còn làm dôi dư được hàng chục nghìn ha từ việc phá bỏ bờ vùng, bờ thửa.

Ngay sau khi hoàn thành DĐĐT, Hà Nội cũng tập trung vào công tác cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất cho người dân và đến nay đã cấp GCN cho 96% diện tích với 601.461 giấy. Nhờ việc DĐĐT, giai đoạn 2011 – 2015, giá trị bình quân tăng thêm của ngành nông nghiệp thành phố đạt 2,4%. Riêng năm 2016 mặc dù GDP nông nghiệp cả nước chỉ tăng 1,35%, nhưng GDP nông nghiệp của Hà Nội vẫn tăng trưởng 2,2%.

Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ định hướng việc thực hiện Chương trình 02 như thế nào, thưa bà?

- Tuy đã đạt được một số kết quả, nhưng nhìn nhận thẳng thắn, Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như GDP nông nghiệp chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra là 3,4-3,5%/năm; 2 huyện Hoài Đức và Thanh Trì chưa được công nhận huyện NTM như mục tiêu đề ra…

Về xây dựng NTM, năm 2017, thành phố đặt mục tiêu phấn đấu có thêm 22 xã và 2 huyện đạt chuẩn NTM và đến năm 2020 có trên 80% xã đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, năm nay, BCĐ Chương trình 02 thành phố đặt mục tiêu Hà Nội có vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu mỗi huyện, thị xã có 1 điểm, mô hình ứng dụng công nghệ cao.

Xin cảm ơn bà!  

Theo Lê Hân - Trần Quang/  Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 193


Hôm nayHôm nay : 36111

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 856349

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71083664