16:57 EST Thứ năm, 16/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu lãi trên 100 triệu đồng/ha sau 75 ngày trồng bù đỏ

Thứ năm - 08/03/2018 09:28
Chỉ 75 ngày kể từ khi xuống giống cho đến khi thu hoạch; dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp và cho năng suất cao nên những năm gần đây, bà con nông dân huyện Anh Sơn đã đưa cây bù đỏ vào trồng lấy quả, mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.

Nhanh tay cắt những quả bù căng tròn, bà Lê Thị Lan thôn 4, xã Cẩm Sơn cho biết: Gia đình bà trồng bù đỏ từ năm 2013, nhận thấy đây là một loại cây dễ trồng, lại không mất nhiều công chăm sóc, hơn nữa giá ổn định lại có thu nhập cao hơn so với trồng các loại cây ngắn ngày khác, nên gia đình bà duy trì hàng năm. Hiện nay, với diện tích 2 sào, gia đình bà thu hơn 3 tấn quả, với giá 5.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cho gia đình bà thu nhập trên 10 triệu đồng.

Người dân thu hoạch bù đỏ. Ảnh: Thái Hiền

Người dân thu hoạch bù đỏ. Ảnh: Thái Hiền

Theo bà Lan: “Cây bù đỏ phù hợp với thổ nhưỡng nên phát triển sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, đặc biệt ngoài thu hoạch quả, thời điểm đầu vụ, người dân còn có thu nhập từ ngọn và hoa. Hơn thế những năm gần đây, trồng bù đỏ thuận lợi nhất là không lo đầu ra, cứ đến mùa thu hoạch là thương lái đến tận ruộng thu mua nên bà con rất yên tâm.

Gia đình anh Mai Văn Kiên thôn 9, xã Tào Sơn có thâm niên trồng cây bù đỏ đã hơn 5 năm nay. Anh Kiên cho biết: Vụ đông năm nay gia đình tiếp tục trồng 3 sào trên đất ruộng. Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn nhiều công lao động. Chỉ sau 75 ngày kể từ khi xuống giống cho đến khi thu hoạch, cây bù đỏ đã đem lại hiệu quả cao hơn so với các loại cây trồng khác trên cùng diện tích. Hơn nữa, chi phí đầu tư cho bù đỏ từ giống, phân bón thấp chủ yếu là bón phân chuồng đã ủ hoai mục, đây là giống cây bò trên mặt đất nên không phải tốn kém đầu tư làm giàn so với các cây trồng khác. Anh Kiên nhẩm tính từ khi thu hoạch lứa đầu tiên đến nay, gia đình anh đã bán được 4 tấn quả, với giá bán tại ruộng 5.000 đồng/kg anh thu về trên 20 triệu đồng.

Theo đánh giá, bình quân 1 sào bù đỏ đạt từ 1,5 - 2 tấn, sau khi trừ chi phí cho thu nhập từ 100 - 120 triệu đồng/ha. Ảnh: Thái Hiền

Theo đánh giá, bình quân 1 sào bù đỏ đạt từ 1,5 - 2 tấn, sau khi trừ chi phí cho thu nhập từ 100 - 120 triệu đồng/ha. Ảnh: Thái Hiền

Ông Phan Sỹ Quỳ - Phó Chủ tịch UBND xã Tào Sơn cho biết: Vài năm trở lại đây ở Tào Sơn việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được phát triển mạnh mẽ. Nhiều hộ gia đình đã tích cực tìm kiếm những mô hình mới đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng bí, mướp đắng, bù đỏ. Hiện nay toàn xã có gần 10 ha diện tích trồng bù. Theo đánh giá, trung bình 1 sào bù đỏ đạt từ 1,5- 2 tấn, sau khi trừ chi phí cho thu nhập từ 100 - 120 triệu đồng/ha.

Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, bù đỏ là cây có khả năng chịu hạn tốt, phát triển nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn. Mặt khác, đây là cây trồng ít sâu bệnh, ít phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật nên chi phí đầu tư thấp. Ngoài ra ngọn, hoa bí cũng là nguồn thu nhập tăng thêm không nhỏ cho bà con nông dân.

Trồng bù đỏ thuận lợi nhất là không lo đầu ra, cứ đến mùa thu hoạch là thương lái đến tận ruộng thu mua nên bà con rất yên tâm. Ảnh: Thái Hiền

Trồng bù đỏ thuận lợi nhất là không lo đầu ra, cứ đến mùa thu hoạch là thương lái đến tận ruộng thu mua nên bà con rất yên tâm. Ảnh: Thái Hiền

Toàn huyện Anh Sơn hiện có gần 100 ha bù đỏ, được trồng nhiều ở các xã như Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Tào Sơn, Thạch Sơn, Lĩnh Sơn. Bù chứa nhiều chất dinh dưỡng, vỏ dày, ăn dẻo và ngọt, đặc biệt, có thể bảo quản trong thời gian dài nên rất thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm. Để cây bù đỏ trở thành cây trồng chủ lực huyện Anh Sơn đã định hướng cho bà con mở rộng diện tích gieo trồng theo vùng nhất là ở diện tích đất bãi; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà con nông dân.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 179


Hôm nayHôm nay : 48552

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 876592

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73923563